3.1.3.1. Địa chất
Tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam cho thấy địa chất của khu vực Khu BTTN Tây Yên Tử nằm trong vùng địa chất có tính chất, địa chất của vòng cung Đông Triều, hình thành từ kỷ Đệ tứ có các loại đá mẹ chính như: đá Sa thạch, Phiến tha ̣ch sét, đá Sỏi sạn kết và phù sa cổ.
3.1.2.2. Đất đai
Theo kết quả điều tra ngoài thực địa của Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ - Viện Điều tra Quy hoạch rừng để lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu BTTN Tây Yên Tử giai đoạn 2013-2020 cho thấy đất trong Khu BTTN Tây Yên Tử có hai loại đất chính sau:
- Đất Feralit trên núi, phân bố ở độ cao 300 m trở lên, hầu hết được che phủ bởi các tán thực vật nên tầng đất sâu, ẩm và có lớp thảm mục khá dầy, đất giàu dinh dưỡng, trong loa ̣i đất này có các loa ̣i phu ̣ sau:
+ Đất Feralit núi màu vàng. + Đất Feralit núi màu vàng nâu.
+ Đất Feralit núi bằng, tầng B không rõ.
- Đất Feralit điển hình, phân bố ở độ cao 200–300 m, tập trung chủ yếu ở khu Tây Bắc Khu bảo tồn, hình thành trên đá mẹ Phiến thạch, Sa thạch... Tầng đất từ trung bình đến dày còn mang tính chất đất rừng. Nơi còn rừng thì tầng đất sâu, ẩm, đô ̣ phì cao, nơi mất rừng thì đất bi ̣ thoái hoá ma ̣nh, nghèo dinh dưỡng và có các loại phu ̣ sau:
- Đất Feralit màu vàng, phát triển trên Sa tha ̣ch, tầng đất nông, nghèo chất dinh dưỡng.
- Đất Feralit màu vàng đỏ, phát triển trên Phiến tha ̣ch sét, Sa tha ̣ch tầng đất trung bình, chất dinh dưỡng trung bình.
Nhìn chung đất của Khu BTTN Tây Yên Tử có những đặc tính sau: thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất trung bình có độ sâu từ 50 cm đến 1m, đất tơi xốp, dễ thoát nước, khả năng dính kết kém, dễ bị xói mòn, rửa trôi nếu không duy trì độ che phủ đất.