Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 41)

Dân số sinh sống ở khu vực giáp ranh và bên trong Khu bảo tồn Tây yên Tử là 21.310 người.

Dân số nằm trong vùng đệm khu bảo tồn là 3.815 người

Các dân tộc chính chủ yếu là Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Sán Chí.

Diện tích đất lâm nghiệp của 5 xã trong vùng khá lớn, bằng 29.313 ha chiếm 86% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp của 05 xã là 2.528 ha chiếm 7,4%, tổng diện tích tự nhiên. Đất sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả (Vải thiều, Trám, Sắn, Chè,…) chỉ chiếm 2,6% diện tích tự nhiên, phân bố không tập trung.

Các lĩnh vực khác như Giao thông vận tải, Thuỷ lợi, Đường điện, Y tế, Giáo dục.. chưa phát triển do chưa được đầu tư dúng mức.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi… chưa có quy hoạch sử dụng đất dài hạn, phần lớn là sản xuất thời vụ, tự phát, năng suất cây trồng thấp, người dân chỉ chủ ý khai thác tận dụng gỗ và các lâm sản khác từ rừng tự nhiên, ý thức bảo vệ phát triển rừng còn kém.

Các doanh nghiệp công nghiệp Điện, khai thác Than và các doanh nghiệp tư nhân khác đang phát triển, đang xâm lấn dần và tàn phá nhiều diện tích của Khu bảo tồn, rừng bị tàn phá, song suối bị san lấp, đất, nước bị ô nhiễm.

Những hoạt động thường xuyên của người dân làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và cảnh quan tự nhiên từ từ nhưng rất tàn khốc cần đước chỉ dẫn như:

- Khai thác gỗ, củi trái phép làm vỡ tầng tán rừng, làm mất một số loài thực vật, làm mất đi môi trường sống, phá vỡ cân bằng sinh thái.

- Phá rừng lấn đất làm nhà, vườn, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp là mối đe dọa trực tiếp tới diện tích rừng và đa dạng sinh học, làm mất nguồn nước, suy thoái đất.

- Săn bắt bất hợp pháp động vật hoang dã làm nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng. - Khai thác trái phép lâm sản ngoài gỗ quá mức làm nhiều loại cây thuốc quý, song mây, măng, mật ong,… trở lên khan hiếm, thậm chí đe dọa tuyệt chủng… Do thiếu công ăn việc làm, do đói nghèo, sức ép tăng dân số, nhu cầu thiết yếu của người dân, nhu cầu của thị trường, phong tục tập quán và một nguyên nhân

rất quan trọng đó là nhận thức của người dân về Khu bảo tồn và bảo tồn thiên nhiên còn nhiều hạn chế. Do Trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, đời sống kinh tế khó khăn nên người dân sống phụ thuộc nhiều vào rừng và các sản phẩm khác từ rừng. Điều này là đặc biệt đúng đối với các hộ dân nghèo ở vùng sâu vùng xa, những người có thể phải sống thiếu ăn 4 tháng trong năm. Những áp lực về sinh kế trên địa bàn này đã đang tạo ra một sức ép lớn đối với tài nguyên rừng của Khu bảo tồn và có tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên khu bảo tồn.

Để bảo vệ tài nguyên rừng có hiệu quả bên cạnh việc bảo vệ bằng luật pháp, cần có chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đệm nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như nhận thức của người dân đối với việc bảo vệ và phát triển rừng.

Hình 3.1: Bản đồ hiện trạng Phân khu Thanh – Lục Sơn

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)