Mức độ đa dạng ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 50 - 51)

- Đa dạng bậc ngành: Hệ thực vật cây thân gỗ của Khu BTTN Tây Yên Tử đã thống kê được 386 loài thuộc 213 chi, 70 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch, sự phân bố các taxon trong mỗi ngành được thể hiện trong bảng 4.5 sau đây:

Bảng 4.5: Cấu trúc số lượng các taxon của hệ thực vật tại Khu BTTN Tây Yên Tử

Tên ngành Loài Chi Họ

Tên la tinh Tên Việt Nam SL % SL % SL %

Pinophyta Thông 6 1,55 4 1,88 2 2,86

Magnoliophyta Ngọc lan 380 98,45 209 98,12 68 97,14

TỔNG 386 100 213 100 70 100

Đánh giá chung: Qua bảng 4.5 ta thấy hệ thực vật cây thân gỗ ở khu BTTN Tây Yên Tử có mặt 02 ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Việt Nam là ngành Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) trong đó, ngành Ngọc lan - Magnoliophyta là đa dạng nhất, chiếm phần lớn các taxon thực vật cây thân gỗ, với tổng số 380 loài, 209 chi của 68 họ, chiếm tỷ trọng 98,45% số loài, 98,12% số chi và 97,14 % số họ. Ngành Thông - Pinophyta có tỷ trọng thấp: 1,55% số loài, 1,88% số chi và 2,86 số họ. Qua đây cho chúng ta thấy rõ tính chất nhiệt đới của hệ thực vật cây thân gỗ tại Khu BTTN Tây Yên Tử.

Khi nghiên cứu số lượng và tỷ lệ phần trăm các họ, chi, loài thực vật cây thân gỗ tại khu vực nghiên cứu, nhận thấy, mặc dù ngành Ngọc lan có số loài rất lớn (380 loài, chiếm 98,45 % tổng số loài thực vật cây thân gỗ ) trong Khu bảo tồn nhưng chỉ nằm trong lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae), còn lớp Một lá mầm không có loài nào, điều đó càng khẳng định rõ hơn về tính chất nhiệt đới của các loài cây thân gỗ trong Khu BTTN Tây Yên Tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)