Dữ liệu một số loài cây thân gỗ quý, hiếm có giá trị kinh tế và bảo tồn cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 62 - 69)

của Khu BTTN Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang

4.3.2.1. Trà vàng ginbéc: Camellia gilbeti (A.Chev) Sealy

Thuộc họ: Chè - Theaceae

Đặc điểm nhận biết: Cây bụi, cao khoảng 2,0m, cành non mảnh, có lông ở

tận cùng của cành non. Lá có cuống ngắn dài 3-8mm, lõm sâu ở mặt trên, có lông, phiến lá nhình bầu dục hoặc bầu dục thuôn, dài 7,0-11,5cm, rộng 3-4,8cm; đôi khi có dạng trứng ngược và thường là các lá lớn, dài 15,0 – 15,5cm, rộng 6cm, trên các cành, lá thường nhỏ hơn, dài 5,0-5,5cm, rộng 2,2- 2,1cm, mặt trên lá không lông, mặt dưới có ít lông dọc gân giữa, gốc lá hình nêm hoặc nêm hẹp, chóp lá nhon, mép lá có răng cưa thưa và nông, gân chính lõm thành đường rãnh ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới, gân bên không rõ, gồm 6-7 cặp. Hoa mầu vàng nhạt, đường kính khi nở khoảng 1cm, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, đơn độc hoặc thành cum 2-3 hoa. Cuống hoa mảnh, dài 8- 10mm, lá bắc 2-3, hình trứng hoặc tam giác, cao 1mm, rộng 2mm, có lông. Lá đài 5, hình vẩy hoặc gần tròn, cao 2-3mm, rộng 3- 4mm, mặt trong có lông dài và dày, mặt ngoài nhẵn. Cánh hoa gồm 4 cánh, hình trứng ngược, dài 7- 8mm, nhẵn, các cánh hoa hợp với bộ nhị khoảng 2mm ở gốc. bộ nhọ cao 4mm, các chỉ nhị hợp ¾ chiều dài, không lông. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn tại thành bầu 3 ô, nhẵn, vòi nhụy 3, rời, dài 1,2-2,5mm. Quả và hạt chưa tìm thấy.

Đặc điểm sinh thái học: Cây mọc trong rừng thứ sinh trên địa hình núi đất.

Ra hoa vào mùa đông hàng năm.

Phân bố: Phân bố nhiều tại các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Tại

Khu bảo tồn điều tra bắt gặp thấy phân bố tại tiểu khu 175 và 176, khu vực Đồng Thông, xã Tuấn Mậu.

Giá trị: Lá và hoa có giá trị làm dược liệu.

Hiện này tại Khu BTTN Tây Yên Tử loài này đang bị người dân khai thác trái phép để bán cho các thương lai người Trung Quốc với giá cao vì vậy cần có các biện pháp để quản lý, bảo vệ.

Hình 4.5: Lá và hoa cây Trà vàng ginbéc

4.3.2.2. Lim xanh: Erythrophloeum fordii Oliv. Họ: Vang - Caesalpiniaceae

Đặc điểm nhận biết: Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới

120cm. Thân thẳng tròn, gốc có bạnh nhỏ. Tán xoè rộng. Lá kép lông chim 2 lần, mọc cách, có 3 - 4 đôi cuống cấp 2, mỗi cuống mang 9 - 13 lá chét mọc cách, lá chét hình trái xoan hoặc trứng, đầu có mũi nhọn, đuôi gần tròn dài 4,5cm - 6cm, rộng 3cm - 3,5cm, hai mặt lá nhẵn bóng. Gân lá nổi rõ ở cả hai mặt.

Hình 4.6: Lá, Hoa, Quả cây Lim xanh

Đặc điểm sinh thái học: Cây mọc chậm, tốc độ thay đổi theo từng giai đoạn

điều kiện khí hậu nhiệt đới mưa mùa nơi có nhiệt độ trung bình năm 220C – 240C. Mọc nhiều và tốt ở độ cao 300m trở xuống. Cây có khả năng tái sinh hạt và chồi tốt.

Phân bố địa lý: Lim xanh phân bố từ biên giới Việt Trung đến Quảng Nam,

Đà Nẵng; tập trung ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An. Tại khu vực nghiên cứu, loài này phân bố rải rác từ chân núi lên đến sườn giữa của đỉnh núi tại trong Khu bảo tồn, số lượng còn nhiều. Tại tiểu khu 140, 142 Phân khu Khe Rỗ (xã An Lạc) có nhiều cây to đường kình 60-80cm.

Giá trị: Giác gỗ màu xám vàng nhạt khá dầy, lõi màu xanh vàng sau nâu

sẫm, dăm thô, thớ xoắn, nặng và chịu được ngoài mưa nắng, gỗ nhóm III.

4.3.2.3. Trầm hương: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte.

Họ: Trầm – Thymelaeaceae

Đặc điểm nhận biết: Cây gỗ to, thường xanh, cao đến 30m, đường kính

thân 60- 80cm. vỏ màu nâu xám, nứt dọc lăn tăn, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên. Cành mọc cong queo, tán thưa. Lá hình trứng thuôn hay bầu dục, dài 5cm - 11cm, rộng 3cm - 9cm, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lông mịn, đầu có mũi, mép lá nguyên. Hoa nhỏ màu vàng lục, mọc thành cụm hình tán ở đầu cành hoặc nách lá. Đài hình chuông nông, có nông với 5 thùy. Cánh hoa 10. Nhị 10. Bầu 2 ô, mỗi ô mang một noãn. Gốc bầu có tuyến mật. Quả nang hình trứng ngược, dài 4cm, đường kính 3cm, khi khô cứng, có phủ lông mềm ngắn, màu vàng xám, mang đài tồn tại.

Đặc điểm sinh thái học: Mùa hoa tháng 4, mùa quả chín tháng 7. Tái sinh kém. Cây mẹ gần như không gặp dưới tán rừng rậm, thường chỉ gặp nơi có ánh sáng hay ven rừng.

Phân bố địa lý: Tại Việt Nam gặp ở Tuyên Quang và từ Thanh Hóa, Nghệ

An, Hà Tĩnh trở vào đến tận Kiên Giang (đảo Phú Quốc). Tại khu vực nghiên cứu phân bố từ độ cao 50m tới 700m, số lượng còn rất ít, chủ yếu là cây nhỏ ở các tiểu khu 137, và 148 Phân khu Khe Rỗ (xã An Lạc). Có một vài cây có đường kính từ 15cm – 20cm phân bố ở độ cao từ 200m so với mặt nước biển.

Giá trị: Từ gỗ có thể lấy được trầm có mùi thơm và giá trị rất lớn, được

dùng làm hương liệu trong công nghệ mỹ phẩm và làm thuốc chữa một số bệnh (ngộ gió, đau bụng, hen xuyễn...). Thường có 2 loại trầm: trầm sinh và trầm rục. Trầm sinh ở cây đang sống, màu sáng bóng; trầm rục có màu cánh gián hay đen xỉn, không bóng, lấy ở cây đã chết từ lâu, kể cả từ rễ. Giá trầm sinh đắt gấp 2 - 3 lần trầm rục. Ngoài ra lá và cây con còn được dùng làm thuốc chữa ho, đau mắt. Vỏ cây có nhiều sợi dai.

4.3.2.4. Vù hương: Cinnamomum balansae Lecomte. Họ: Long não – Lauraceae

Đặc điểm nhận biết: Cây gỗ to, thường xanh, cao tới 30m, đường kính thân

70cm – 90cm. Cành nhẵn, màu hơi đen khi khô. Lá mọc cách, dài, hình trứng, dài 9cm - 11cm, rộng 4cm - 5cm, thót nhọn về hai đầu, gân bậc hai 4 - 5 đôi. Cuống lá dài 2cm - 3 cm, nhẵn. Cụm hoa chùy, ở nách lá, dài 4cm - 5cm, phủ lông ngắn màu nâu; cuống hoa dài 1mm - 3mm, phủ lông. Bao hoa 6 thuỳ, có lông. Nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô; 3 nhị vòng trong cùng, mỗi nhị có 2 tuyến; nhị lép 3, hình tam giác, có chân. Bầu hình trứng, nhẵn; vòi ngắn, núm hình đĩa. Quả hình cầu, đường kính 8mm - 10mm, đỉnh trên đế hoa hình chén.

Hình 4.8: Lá và thân cây Vù hương

Đặc điểm sinh thái học: Mùa hoa tháng 1 - 5, mùa quả chín tháng 6 - 9.

Tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành. Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đất hay núi đá vôi, ở độ cao 100m - 600m, trên đất thoáng nước và nhiều mùn.

Phân bố địa lý: Vù Hương phân bố từ miền Bắc đến miền Trung. Tại khu

vực nghiên cứu, loài này phân bố chủ yếu ở độ cao 50m – 700m so với mặt nước biển, nhưng hiện tại, số lượng loài này tại Khu bảo tồn Tây Yên Tử còn rất ít, chủ yếu là những cây nhỏ; điều tra bắt gặp tại tiểu khu 170, 177 thị trấn Thanh Sơn (cây nhỏ) và tiểu khu 142 xã An Lạc (cây đường kính 13cm).

Giá trị: Trong thân và lá có tinh dầu với thành phần chính là long não. Hạt

chứa dầu béo. Gỗ tốt, không bị mối mọt, có mùi thơm nên được ưa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà như tủ, bàn, ghế, …

4.3.2.5. Sến mật: Madhuca pasquieri (Dubard)H. J. Lam.

Dasillipe pasquieri Dubard. Họ: Hồng xiêm – Sapotaceae

Đặc điểm nhận biết: Cây gỗ to, thường xanh, có nhựa mủ trắng, cao 30m -

35m, đường kính thân đến 100cm. Vỏ màu nâu thẫm, dày 0,9cm, nứt ô vuông. Lá hình trứng ngược hay hình bầu dục dài, dài 6cm - 16cm, rộng 2cm - 6cm, có 13 - 22 đôi gân bậc hai; cuống lá dài 1,5cm - 3,5cm. Hoa mọc chụm 2 - 3 ở nách lá, có

cuống dài 1,5cm - 3,5cm. Nhị 12 - 22. Bầu hình trứng 6 - 8 ô; vòi dài 8mm - 10mm. Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài 2,5cm - 3cm; hạt 1 - 5, hình bầu dục, dài 2,2cm, rộng 1,5cm - 1,8cm.

Hình 4.9: Lá và thân cây Sến mật

Đặc điểm sinh thái học: Mùa hoa tháng 1 – 3, mùa quả chín tháng 11 - 12.

Tái sinh bằng hạt và chồi. Sến mật mọc rải rác. Cây sinh trưởng chậm, ưa đất tốt, ẩm, tầng dày, hơi chua.

Phân bố địa lý: Sến mật phân bố rộng tại Việt Nam từ miền Bắc vào miền

Trung. Tại Khu BTTN Tây Yên Tử chúng phân bố rải rác từ chân núi lên sườn giữa của các đỉnh núi, gặp nhiều ở xã An Lạc, Tuấn Mậu, từ độ cao 50m - 900m. Số lượng cây gỗ lớn còn nhiều, tại khoảnh 51, 32, tiểu khu 142 Phân khu Khe Rỗ (xã An Lạc) có những cây đường kính 80cm.

Giá trị: Gỗ màu đỏ nâu, cứng, khó gia công, gỗ có giá trị cao dùng trong các

công trình đòi hỏi cường độ chịu lực lớn như: công trình thủy lợi, đóng tàu thuyền, làm cầu, dụng cụ thể thao, ...

4.3.2.6. Gụ lau: Sindora tonkinensis A.Chev. Họ: Họ Vang – Caesalpiniaceae

Đặc điểm nhận biết: Cây gỗ to, rụng lá, cao 20m - 25m hay hơn nữa, đường

kính thân 60-80cm, lá kép lông chim một lần, chẵn. Lá chét 4 - 5 đôi, hình bầu dục- mác, dài 6cm - 12cm, rộng 3,5cm - 6cm, chất da, nhẵn; cuống lá chét khoảng 5mm. Cụm hoa hình chùy, dài 10cm - 15cm, phủ đầy lông nhung màu hung vàng. Lá bắc hình tam giác, dài 5mm - 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung. Cánh hoa 1 (-3), nạc,

dài khoảng 8mm. Bầu có cuống ngắn, phủ đầy lông nhung; vòi cong, dài 10mm - 15mm, nhẵn, núm hình đầu. Quả đậu, gần tròn hay hình bầu dục rộng, dài 7cm, rộng khoảng 4cm với một mỏ thẳng, không phủ gai, hạt 1 ít khi 2 - 3.

Hình 4.10: Lá và thân cây Gụ lau

Đặc điểm sinh thái học: Mùa hoa tháng 3 - 5, mùa quả chính tháng 7 - 9.

Tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao không quá 600m trên đất tốt, có tầng dày và thoát nước.

Phân bố địa lý: Ở Việt Nam các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hà

Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Tại khu vực nghiên cứu loài này số lượng còn ít, mật độ tái sinh thấp, phân bố ở đai thấp dưới 700m, tập trung chủ yếu ở sườn dưới và sườn giữa, từ 50m – 400m so với mặt nước biển, bắt gặp một số cây đường kính 20-50cm tại khoảnh 18, tiểu khu 137; khoảnh 34, tiểu khu 142 (Phân khu Khe Rỗ) và khoảnh 72, tiểu khu 113; khoảnh 39, tiểu khu 115 (Phân khu Thanh – Lục Sơn).

Giá trị: Gỗ màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa. Gỗ

tốt, dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè. Vỏ cây giàu tanin, trước đây thường dùng để nhuộm lưới đánh cá. Hoa của cây là nguồn mật tốt cho Ong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)