Đặc điểm phân bố của thực vật cây thân gỗ tại Khu BTTN Tây Yên Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 50)

4.1.2.1. Phân bố của thực vật cây thân gỗ theo kiểu rừng

Trong Khu BTTN Tây Yên Tử có hai kiểu rừng chính theo phân loại thảm thực vật của tác giả Thái Văn Trừng, đó là:

- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Kiểu rừng này phân bố ở độ cao dưới 700m so với mặt nước biển:

Kiểu rừng này có diên tích lớn nhất trong Khu bảo tồn, phân bố thành vùng rộng lớn ở độ cao dưới 700m ở quanh khu vực chân và sườn thấp của các đỉnh cao vùng Bảo Đài, Đèo Nón, Yên Tử, Yên Phụ, Đèo Gió, Đá lát, Đỉnh Giót. Đến sát

đường ô tô từ huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) qua thị trấn Thanh Sơn, xã Tuấn Mậu huyện Sơn Động đến xã Lục Sơn, huyện Lục Nam và cả vùng rừng rộng lớn từ Nà Trắng, Vực Tròn đến ranh giới với huyện Đình Lập (Lạng Sơn), huyện Ba Chẽ, Hoành bồ (Quảng Ninh) thuộc xã An Lạc ... Nhờ đất đai còn tốt, khí hâu ôn hòa, độ ẩm cao, đủ nước giúp cho thực vật ở đây phát triển tốt và khá phong phú về loài. Trong thành phần loài thực vật cây thân gỗ có mặt phổ biến của các loài trong họ Đậu (Fabaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Na (Annonaceae), họ Măng cụt (Clusiaceae). Rừng ở đây căn bản đã bị tác động nhưng diện tích rừng ở độ cao từ 500-700m vẫn còn giữ lại được cấu trúc tự nhiên rất thuận lơi cho rừng tự phục hồi khi được bảo vệ tốt.

Địa điểm OTC: 06

Tọa độ: N 21020’306; E 106058’679; cao 344m

Hình 4.1: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu cho thấy một số cây gỗ lớn có kích thước to, quý hiếm, có giá trị kinh tế đã bị khai thác nhưng rừng hiện tại vẫn vẫn khá đa dạng về thành phần loài. Thường gặp các loài cây thuộc nhiều họ khác nhau như: Trường Sâng, Táu mật, Táu nước, Táu mặt quỷ, Dẻ bắc giang, Dẻ cau, Kháo vàng, Re bầu, Re hương, Bời lời, Giổi bà, Trám trắng, Thanh thất, Xoan nhừ, Côm tầng, Vù hương, Thừng mực mỡ, Thị rừng, Máu chó lá nhỏ, Gội nếp, Côm trâu, Nóng sổ, Nóng trung, ...

- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp. Kiểu rừng này phân bố ở độ cao từ 700 - 1068m:

Tại Khu BTTN Tây Yên Tử kiểu rừng này có diện tích nhỏ nhưng khá liền khoảnh. Phân bố quanh các đỉnh núi cao trong Khu bảo tồn, tập trung nhiều quanh khu vực thượng nguồn các con suối Đồng Rì, Đồng Bài, Nước Nóng, Nước Vàng, Đá Ngang, Khe Đin và Khe Rỗ, sát các đỉnh cao như Đèo Nón, Bảo Đài, Yên tử, Yên Phụ, Đèo Gió, Đá lát, Đỉnh Giót và ranh giới với huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) của khu bảo tồn. Do có khí hậu rất mát mẻ, nhiều mây mù, nhiệt độ trung bình năm khoảng 200, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất khoảng 7-100c, lượng mưa cao trên 2000mm, độ ẩm thường xuyên > 90%, cộng với đất tốt có nhiều mùn (đất mỏng ở các đỉnh núi), cây cối phát triển tốt và khá đa dạng về loài.

Kết quả điều tra cho thấy thực vật cây thân gỗ ở kiểu rừng này cũng đa dạng như kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Các loài thường gặp chủ yếu là các loài cây lá rộng thường xanh thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Chè (Theaceae), họ Sến (Sapotaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Ban mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Na (Annonaceae), họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Đậu (Fabaceae), ... Mật độ cây gỗ trong rừng khá cao 600-700cay/ha, độ khép tán đạt 0,7-0,8. Các loài cây thuộc nhiều họ khác nhau như: Táu mật, Sao hòn gai, Sến mật, Sồi hồng, Trâm sừng, Chẹo trắng, Chè đuôi lươn, Giổi găng, Giổi bà, Trường Sâng, Gội nếp, Sâng xoan, Giẻ gai ấn Độ, Dẻ đỏ, Dẻ cau, Dẻ gai đỏ, Kháo vàng, Re bầu, Re hương, Rè vàng, Trám trắng, Thanh thất, Xoan nhừ, Vù hương,... Đặc biệt ở tầng này ta còn thấy xuất hiện các loài hật trần như: Thông tre lá ngắn, Thông tre lá dài, Kim giao, Thông nàng. Các loài Gụ lau, Tô hạp, Sao hòn gai xuất hiện ít, Lim xanh thì không còn xuất hiện tại kiểu rừng này.

Những nét đặc trưng về phân bố của các loài thực vật cây thân gỗ theo hai kiểu rừng chính tại Khu BTTN Tây Yên Tử được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2: Phân bố của các loài thực vật thân gỗ ở các kiểu rừng chính

Kiểu rừng Đai cao Loài cây đại diện ở khu vực

Kiểu rừng kín thường xanh mưa

ẩm nhiệt đới

Dưới 300m so với mặt nước

biển

Lim xanh, Gụ lau, Xoan nhừ, Lát hoa, Gội tẻ, Lim xẹt, Re hương, De bầu, Máu chó, Bứa, Trám trắng, Vàng anh, Muồng ràng ràng, Sao hòn gai, Ngát lông, Thôi ba, Thành ngạnh, Thảu tấu, Sau sau, Ba soi, ....

Từ 300m đến dưới 700m so với

mặt nước biển

Táu mật, Dẻ gai ấn độ, Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Re hương, Trám trắng, Trám đen, Sao hòn gai, Côm hải nam, Lim xẹt, Giổi găng, Gội nếp, Dung giấy, Xoan nhừ, Chẹo tía, Tô hạp TQ, Côm tầng, Súm lông, Hà nu, Trường chua, Kháo vàng, ....

Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi

thấp

Từ 700 – 1068m so với mặt nước

biển

Táu mật, Sao hòn gai, Sến mật, Sồi hồng, Trâm sừng, Súm lông, Chè đuôi lươn, Giổi bà, Trường Sâng, Gội nếp, Giổi găng, Giẻ gai ấn Độ, Dẻ gai đỏ, Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re hương, Trám trắng, Thanh thất, Xoan nhừ, Vù hương, Thông nàng, Thông tre lá ngắn, ....

Qua biểu trên ta nhận thấy các loài như: Lim xanh, Gụ Lau, Chẹo tia, Thành ngạnh, ... chỉ phân bố ở Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, độ cao dưới 700m so với mặt nước biển (chân và sườn). Còn các loài như: Táu mật, Sao Hòn gai, Dẻ các loại, Giổi các loại, Tô hạp, Chẹo tía, Gội tẻ, Gội nếp,... có phân bố rộng ở cả hai kiểu rừng; các loài như: Thông nàng, Thông tre lá ngắn, Thông tre lá dài, Kim giao chỉ phân bố ở Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, độ cao 700-1068m so với mặt nước biển.

4.1.2.2. Phân bố của thực vật cây thân gỗ ở các trạng thái rừng trong Khu bảo tồn

Bảng 4.3: Phân bố của thực vật cây thân gỗ ở các trạng thái rừng Trạng thái

rừng Cấu trúc tổ thành cây gỗ Cấu trúc tổ thành cây tái sinh

Rừng giầu IIIB

Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Phay Sừng, Re hương, Re bầu, Vàng kiêng, Hà nu, Dẻ đỏ, Dẻ gai bắc bộ, Dẻ cuống, Dẻ cau, Trám trắng, Côm tầng, Kháo vàng, Xoan đào, Xoan nhừ, Chẹo tía, Ngát lông, Thông tre lá ngắn, Thông nàng, ....

Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Gụ Lau, Dẻ đỏ, Dẻ gai bắc bộ, Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ gai ấn độ, Thông tre lá ngắn, Thông nàng, Kim giao, Xoan đào, Xoan nhừ, Lát hoa, Thiết đinh, Vàng tâm, Gội nếp, Hà nu, Côm tầng, Chẹo tía, Vù hương, ....

Rừng trung bình IIIA2

Táu mật, Dẻ gai ấn độ, Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Re hương, Trám trắng, Lim xanh, Gụ lau, Xoan nhừ, Lát hoa, Gội tẻ, Lim xẹt, Re bầu, Máu chó, Bứa, Vàng anh, Muồng ràng ràng, Sao hòn gai, ...

Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Gụ Lau, Dẻ đỏ, Dẻ gai bắc bộ, Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ gai ấn độ, côm tầng, Sao hòn gai, Mắc liễng, Hà nu, Gội nếp, Giổi găng, Xoan nhừ, Xoan đào, Lát hoa, Trám trắng, ...

Rừng sau khai thác kiệt IIIA1

Lim xanh, Táu mật, Dẻ gai ấn độ, Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Re hương, Trám trắng, Côm tầng, Chẹo tía, Ngát ....

Lim xanh, Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Re hương, Trám trắng, Côm tầng, Chẹo tía, Ngát, .... Rừng phục hồi

sau nương rẫy IIB

Lim xanh, Sau sau, Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Thẩu tấu, Ba soi, Bồ đề trắng, Súm lông, ....

Lim xanh, Sau sau, Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Thẩu tấu, Ba soi, ...

Rừng phục hồi sau khai thác

IIA

Lim xanh, Táu mật, Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Trâm tía, Ba soi, Ba bét, Bông hạc, ....

Lim xanh, Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Re hương, Trám trắng, Côm tầng, Chẹo tía, Ba soi, Ba bét, ....

Rừng hỗn giao gỗ, tre, nưa

Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Côm tầng, Chẹo tía, Ngát, Bông bạc, Bồ hòn, Sung, ....

Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Chẹo tía, Sung, Bông bạc, Côm tầng, ....

- Trạng thái rừng giầu (IIIB) trong Khu bảo tồn còn ít phân bố ở sườn và các đỉnh núi cao có địa hình rất hiểm trở. Các loài cây quý nổi tiếng như Lim xanh, Sến mật, Tau mật, Gụ lau, Phay sừng, Re hương còn khá nhiều nhưng Lát hoa, Thiết đinh, Giổi găng, Vàng tâm, Thông tre lá ngắn, .... còn ít, chủ yếu là cây nhỏ.

- Trạng thái rừng trung bình (IIIA2, IIIA1) chiếm diện tích lớn trong trong Khu bảo tồn, được phân bố ở hầu khắp các khu vực trong Khu bảo tồn. Qua điều tra diện tích rừng ở trạng thái này một số cây gỗ to, quý hiếm, có giá trị đã bị khai thác nhưng rừng hiện tại vẫn vẫn khá đa dạng về thành phần loài. Thường gặp các loài cây thuộc nhiều họ khác nhau như: Trường Sâng, Táu mật, Táu nước, Táu mặt quỷ, Dẻ bắc giang, Dẻ cau, Kháo vàng, Re bầu, Re hương, Bời lời, Giổi bà, Trám trắng, Thanh thất, Xoan nhừ, Côm tầng, Vù hương, Thừng mực mỡ, Thị rừng, Máu chó lá nhỏ, Gội nếp, Côm trâu, Nóng sổ, .... với số lượng nhiều.

- Trạng thái rừng (IIA, IIB) chiếm diện tích lớn trong Khu bảo tồn, chủ yếu là ở phân khu phục hồi sinh thái, độ cao dưới 150m so với mặt nước biển; rừng phục hồi tốt, thành phân loài cũng rất đa dạng. Các loài cây chủ yếu như: Lim xanh, Sau sau, Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Thẩu tấu, Ba soi, Bồ đề trắng, Súm lông, Trám trắng, Côm tầng, Chẹo tía, Ba bét, ... Đặc biết ở trạng thái rừng này loài Lim xanh và các loài thuộc họ Dẻ phân bố nhiều nhất; một số khu vực Ba Tia, Đồng Rì, Đồng Khao loài Lim xanh chiếm tỷ lệ rất lớn, gần như thuần loài.

- Trạng thái rừng hỗn giao: có diện tích nhỏ trong Khu bảo tồn số lượng cây thân gỗ trong loại rừng này ít, tỷ lệ tre, vầu nhiều; thường gặp các loài chủ yếu như Dẻ cau, Dẻ đỏ, Côm tầng, Thừng mực mỡ, Thành ngạnh, .... chủ yếu là cây nhỏ, cây to hầu như không còn.

Trạng thái cây bụi (IC): chiếm diện tích rất nhỏ trong Khu bảo tồn, chủ yếu là các đỉnh và dông núi cao giáp ranh với các tỉnh Quảng Ninh, loài cây gỗ phân bố rất ít, chủ yếu là trảng cỏ và các loài cây bụi thân gỗ như: Sim gỗ, Chà hươu, Me rừng, ...

Hình 4.2: Rừng phục hồi sau nương rẫy (IIB)

Hình 4.3: Rừng hỗ giao vầu + gỗ và Rừng vầu thuần loài

4.1.2.3. Thành phần thực vật cây thân gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên tử

tổng hợp theo nhóm phân loại gỗ

Theo các tiêu chuẩn tự nhiên về màu sắc, hương vị, tỉ trọng, sức chịu đựng, độ bền của các loài cây gỗ Việt Nam được chia làm 8 nhóm chính. Áp dụng bảng phân loại này cho 336 loài có giá trị sử dụng gỗ của hệ thực vật cây gỗ Khu BTTN Tây Yên Tử ta kết quả được thể hiện tại bảng 4.4.

Bảng 4.4: Tổng hợp phân loại nhóm sử dụng gỗ của Khu BTTN Tây Yên Tử

(theo Quyết định số 2198- CNR của Bộ Lâm Nghiệp trước đây)

Nhóm

gỗ Tiêu chí Số lượng loài Một số loài đại diện

I

Gỗ trong nhóm này có màu sắc, vân thớ đẹp, hương thơm và rất khan hiếm. Có giá trị kinh tế cao nhất, thường dùng làm đồ mỹ nghệ, hàng mộc chạm khảm.

06

Gụ lau, Lát hoa, Thông tre lá ngắn, Thông tre lá dài, Trầm hương.

II

Có tính chất cơ lý cao nhất, các ứng lực ép dọc, uốn tĩnh, kéo dọc thớ, có trị số lớn nhất, gỗ trong nhóm này dung trong xây dựng các công trình lâu năm.

06

Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Táu nước, Táu mặt quỷ, Thiết đinh.

III

Có tính chất cơ lý cao nhưng kém nhóm II. Yêu cầu chính là gỗ phải dẻo dai (sức chịu uốn, va đập cao nhất).

08

Trường chua, Chò đãi, Trường sâng, Sao hai nam, ...

IV

Là gỗ mềm, nhẹ, dễ gia công,

ít co giãn, không mối mọt. 35

Gội nếp, Giổi găng, Giồi lông, Hà nu, Re hương,

Nhóm

gỗ Tiêu chí

Số lượng

loài Một số loài đại diện

Kém chịu mưa nắng, thích hợp với làm đồ gia dụng lâu bên.

Kháo vàng, Sụ, Vàng tâm xanh, .... V Là gỗ mềm, nhẹ, dễ gia công, độ bền tự nhiên và giá trị sử dụng kém hơn nhóm IV. 44

Re bầu, Dẻ cuống, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Gội tẻ, Lõi thọ, Trâm sừng, Trâm tía, Thích lá xẻ, Dẻ gai bắc giang, .... VI Là gỗ mềm, nhẹ, dễ gia công, độ bền tự nhiên và giá trị sử dụng kém hơn nhóm V. 56

Bứa, Lòng mang, Máu chó, Nhội, Phay sừng, Thôi ba, Thôi chanh, Vối thuốc, Xoan nhừ, Xoan đào, ....

VII Là gỗ mềm, nhẹ, dễ gia công, độ bền tự nhiên và giá trị sử dụng kém hơn nhóm VI. 80 Côm tầng, Côm lá bạc, Mý, Lọng bàng, Thừng mực, Trám đen, Trám trắng, Máu chó, .... VIII Là gỗ mềm, nhẹ, dễ gia công, dễ mối mọt, độ bền tự nhiên và giá trị sử dụng kém nhất. 101 Ba soi, Ba bét, Bông bạc, Bồ hòn, Thanh thất, Sung, Gạo, Đỏ ngọn, ...

Áp dụng tiêu chuẩn phân loại gỗ của Bộ Lâm nghiệp trước đây có thể chia các loài cây thân gỗ tại Khu BTTN Tây Yên Tử thành 8 nhóm sử dụng. Trong 8 nhóm giá trị sử dụng gỗ đó thì các loài cây thân gỗ tại Khu bảo tồn tập trung nhiều nhất vào các nhóm IV, V, VI, VII và VIII; các nhóm gỗ quý I, II, III tuy ít hơn nhưng qua điều tra cho thấy số lượng như: Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Táu mặt quỷ là những loài gỗ được ưa chuộng trong xây dựng nhà của, các công trình và đóng đồ gia dụng; những loài này trước đây phân bố khá phổ biến nhưng do bị khai thác nhiều năm trước khi thành lập Khu bảo tồn nên hiện nay chỉ gặp các cá thể có kích thước nhỏ, những cây to còn lại ít hoặc bị khuyết tật, rỗng ruột. Những loài cây

thuộc nhóm IV-VIII trong quá trình diều tra phát hiện còn nhiều cây có kích thước lớn. Động thời là những loài cây tham gia vào tầng tán chính của rừng hiên nay.

Bảng phân loại theo nhóm gỗ trên là căn cứ cho Ban quản lý Khu bảo tồn tập trung cao cho công tác bảo tồn và phát triển những loài cây gỗ quý, có giá trị phân bố trong Khu bảo tồn gồm các loại cây gỗ thuộc nhóm I, II, III; những cây gỗ có giá trị kinh tế thuộc các nhóm trên cung là đối tượng hay bị người dân địa phương khai thác trái phép để sử dụng hoặc đem đi tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)