Một số giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật ở Khu bảo tồn thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 105)

thiên nhiên Tây Yên Tử

4.4.1. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu BTTN Tây Yên Tử

- Về cơ cấu tổ chức: Ban quản lý Khu BTTN Tây Yên Tử hiện có 37 cán bộ, nhân viên (trong đó có 28 cán bộ, công chức và 09 nhân viên hợp đồng). Ban lãnh đạo 04 người gồm: Trưởng ban kiêm Hạt trưởng kiểm lâm, 01 Phó hạt trưởng kiểm lâm và 02 Phó ban khác.

Các bộ phận chức năng gồm: Bộ phận quản lý bảo vệ rừng (Kỹ thuật), Hành chính, Thanh tra – Pháp chế và Tổ kiểm lâm Cơ động. Toàn bộ Khu bảo tồn hiện có 07 Trạm kiểm lâm (Phân khu Khe Rỗ 03 trạm, Phân khu Thanh- Lục Sơn 04 trạm), trung bình mỗi Trạm kiểm lâm được bố trí từ 2-3 cán bộ; nhìn chung các cán bộ đều có trình độ và nhiệt huyết trong công tác bảo vệ rừng.

Ngoài ra ở các xã trong Khu bảo tồn còn có các Tổ bảo vệ rừng được Ban quản lý Khu bảo tồn ký hợp đồng bảo vệ rừng, Tổ bảo vệ rừng hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban quản lý Khu bảo tồn, UBND xã sở tại và các Trạm kiểm lâm trên địa bàn xã. Trung bình mỗi tổ có từ 15-20 người chủ yếu là người dân sở tại, am hiểu về địa hình rừng của Khu bảo tồn.

- Về cơ sở vật chất trong những năm gần đầy đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, cụ thể như các Trạm kiểm lâm được sửa chữa khang trang hơn, các loại phương tiện, máy móc, công cụ hỗ trợ, vũ khí quân dụng cũng được đầu tư mua sắm, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong bảo vệ rừng.

- Tình hình vi phạn lâm luật trong những năm gần đầy đã giảm nhiều so với các năm trước, cụ thể năm 2010 là 58 vụ, năm 2011 là 49 vụ, năm 2012 là 36 vụ, sáu tháng đầu năm 2013 chỉ có 08 vụ. Các vụ vi phạm chủ yếu là khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và khối lượng gỗ vi phạm ít, chủ yếu là vận chuyển, khai thác nhỏ lẻ.

- Nhận xét đánh gía chung: Công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu BTTN

Tây Yên Tử trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, số lượng vi phạm lâm luật hàng năm giảm. Mặt khác nhận thức của nhân dân sinh sống gần Khu bảo tồn và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ

rừng, bảo tồn đa dạng sinh học được nâng lên đáng kể; các Tổ bảo vệ rừng hoạt động ngày càng hiệu quả, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trong phạm vi quản lý.

Tuy nhiên diện tích rừng của thuộc Khu bảo tồn rộng, không tập trung, phân làm 02 phân khu tách biệt; người dân sống xen kẽ trong và ven rừng, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, một số bộ phận người dân sống chủ yếu sống dựa vào rừng. Mặt khác trong khu vực hiện nay rừng thuộc Khu BTTN Tây Yên Tử quản lý là diện tích rừng duy nhất còn giầu tài nguyên với nhiều loài động thực vật rừng quý hiếm, có giá trị kinh tế. Chính vì vậy một số bộ phận người dân đã tự ý vào rừng khai thác lâm sản trái phép để sử dụng hoặc đem đi tiêu thu. Đây cũng là một thách thức lớn đối với Ban quản lý Khu BTTN Tây Yên Tử trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay.

4.4.2. Một số tác động ảnh hưởng tới tài nguyên thực vật cây gỗ ở Khu bảo tồn

4.4.2.1. Tác động ảnh hưởng của con người

- Khai thác gỗ trái phép: Do nhu cầu sử dụng gỗ của nhân dân địa phương ngày càng tăng, giá trị kinh tế của một số loại gỗ ngày càng cao, trong khi đó các khu rừng giáp ranh với Khu bảo tồn đã cạn kiệt. Chính vì vậy một số bộ phận người dân địa phương đã lén lút vào rừng đặc dụng để khai thác gỗ trái phép, đặc biệt là các loài cây gỗ quý hiếm, có giá trị để đem về sử dụng hoặc đi tiêu thụ.

- Tại Khu BTTN Tây Yên Tử hiện này đang có 03 doanh nghiệp được cấp phép khai thác Than trên diện tích rừng đặc dụng, các hoạt động khai thác Than đã phân nào làm ảnh đến tài nguyên cây gỗ tại Khu bảo tồn, cụ thể như các hoạt động đào bới đất, đá để khai thác Than, mở đường vận chuyển, khai thác gỗ trái phép để làm gỗ trụ mỏ, lấn chiếm đất rừng, …. (từ năm 2011-2013 kiểm tra, xử lý 01vụ khai thác gỗ trái phép để làm trụ mỏ và 01vụ lấn chiếm đất rừng trái phép).

Hình 4.12: Hiện trường khoan thăm dò và mở đường để khai thác Than trong vùng đệm của Khu bảo tồn

- Do thiếu đất sản xuất cho nên một số hộ gia đình có diện tích đất rừng giáp ranh với Khu bảo tồn đã tự ý phát vén, lấn chiếm đất rừng đặc dụng để trồng các loài cây nông, lâm nghiệp.

- Do nhu cầu chăn thả gia súc cho nên một số diện tích trảng cỏ tại các dông và đỉnh núi trong Khu bảo tồn đã bị người dân địa phương tự ý đốt để chăn thả gia súc. Ngoài ra một số người dân tự ý vào rừng để săn bắt Ong dung dùng lửa gây ra cháy rừng (năm 2009 đã xử lý hình sự 01 vụ dùng lửa đốt ong gây ra cháy rừng).

- Trong Khu bảo tồn có một số điểm du lịch như Vũng Tròn, Ao Vua, Thác Ba Tia, Thác Rót, Đồng Thông đi Chùa Đồng Yên Tử, hàng năm có hàng nghìn lượt khách du lịch. Một số hoạt động của khách du lịch như đốt lửa trại, dùng lửa nướng thịt có thể gây cháy rừng, hoặc chặt, bẻ cành, cây rừng,….

Hình 4.13: Người dân sử dụng lửa trong rừng và điểm du lịch Vũng Tròn thuộc Phân khu Khe Rỗ

4.4.2.2. Các tác động ảnh hưởng của thiên nhiên

Các hiện tượng như gió bão, lốc xoáy đã làm cho một số cây gỗ bị đổ gẫy, ngoài ra còn có các hiện tượng thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, đá; nắng nóng bất thường của thời tiết cũng đã làm ảnh hưởng đến tài nguyên cây gỗ Khu bảo tồn.

4.4.3. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật ở Khu bảo tồn

Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật trong Khu BTTN Tây Yên Tử, các giải pháp đề xuất phải đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Sau khi phân tích các khó khăn, tập hợp các giải pháp do người dân đề xuất và tham khảo ý kiến các chuyên gia cùng chính quyền các cấp, đề tài đề xuất một số giải pháp như sau:

4.4.3.1. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng

Để quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại Khu BTTN Tây Yên Tử cần có những giải pháp như:

- Hiện nay nhân lực tại Ban quản lý Khu BTTN Tây Yên Tử còn thiếu, cần tăng cường thêm nhân lực cho lực lượng Kiểm lâm từ 37 lên khoảng 45 người, đặc biệt là Kiểm lâm địa bàn để tuyên truyền trong nhân dân về công tác bảo vệ rừng, kịp thời nắm bắt thông tin, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng; với phương châm Kiểm lâm bám dân, bám rừng, bảo vệ rừng tại gốc.

Ngoài ra cần mở thêm một số các trạm, chốt bảo vệ rừng tại các cửa rừng nhằm ngăn chặn triệt để các hành vi xâm phạm đến rừng cụ thể như tại khu vực Đèo Bụt xã Tuấn Mậu, khu vực Chía xã Lục Sơn, khu vực Đồng Khao xã An Lạc.

Các Trạm Kiểm lâm cần tăng cường đôn đốc, phối hợp với Tổ bảo vệ rừng các xã thường xuyên đi tuần tra, kiểm tra rừng.

- Xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng, lập thêm các biển báo tại những nơi có nhiều người dân sinh sống và đi qua.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm về công tác quản lý bảo vệ rừng đối với các cấp thôn bản cho đến xã, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn ĐDSH ngay tại địa phương.

- Các khu vực cần có ranh giới rõ ràng (tổ chức căm mốc giới) để thuận tiện cho công tác quản lý, đặc biệt là khu vực rừng giáp ranh với đất rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn.

4.4.3.2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng

Cần có các giải pháp để hỗ trợ, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư trên địa bàn khu bảo tồn nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của người dân

vào rừng là việc làm cần thiết hiện nay. Việc xác định các giải pháp phát triển kinh tế cần phù hợp với mục tiêu bảo tồn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cả cộng đồng cũng như yêu cầu chung của xã hội đối. Trong điều kiện hoàn cảnh của Khu BTTN Tây Yên Tử chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp sau:

- Hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, tăng cường đầu tư khuyến khích nhân dân trồng cây gây rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng.

- Lựa chọn và phổ biến các mô hình canh tác mới, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đến người dân. Hướng dẫn người dân các phương pháp sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên quý hiếm.

- Thành lập và phát triển các quỹ tín dụng, các tổ chức cho vay vốn để người dân được vay nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

4.4.3.3. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống xung quanh khu BTTN Tây Yên Tử về bảo vệ sự Đa dạng sinh học

Để quản lý bảo vệ rừng một cách tốt nhất nhằm nâng cao được tính đa dạng thực vật ở Khu BTTN thì sự tham gia của cộng đồng dân cư là hết sức quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết cần đảm bảo công tác tuyên truyền giáo dục đến từng người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết về giá trị các nguồn tài nguyên, giá trị về môi trường sinh thái đối với con người và xã hội. Đây là việc làm quan trọng và cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành. Nội dung tuyên truyền phải phong phú, da dạng, dễ hiểu và phù hợp với thực tế tại địa phương, đồng thời phải tuyên truyền có tính sâu rộng và có ý nghĩa sát thực đối với người dân, có như vậy công tác tuyên truyền mới đạt hiệu quả, mục tiêu cuối cùng là họ cùng tự nguyện tham gia.

- Các nội dung cần tuyên truyền, giáo dục:

+ Vai trò, tác dụng của rừng đối với đời sống con người

+ Tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH.

+ Luật bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách có liên quan quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng (đặc biệt là chính sách hưởng lợi đối với người dân).

+ Tác động sâu sắc tới các đoàn thể, các hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, học sinh trên địa bàn, ... làm tiền đề cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.

+ Tổ chức thăm quan các mô hình điển hình về Lâm nghiệp cộng đồng. + Giám sát các hoạt động đốt phá rừng làm nương rẫy. Có chính sách khen thưởng hay sử phạt hợp lý, ....

4.4.3.4. Giải pháp phục hồi bảo tồn rừng

- Thực hiện các chương trình phục hồi rừng có kiểm soát trên các đối tượng rừng cụ thể mà đối tượng cây trồng là cây bản địa.

Nhóm loài cây bản địa lựa chọn để trồng và cải tạo rừng: Lim xanh, Lim xẹt, Sến, Táu mật, Giổi găng, Giổi xanh, Vàng tâm, Dẻ cau, Sấu, Re hương, Gội nếp, Gội tẻ, Trương vân, Ràng ràng mít, Phay sừng, Vạng trứng, Mý, Xoan nhừ, Trám trắng, Trám đen, Thiết đinh, Lát hoa, ...

-Trồng rừng mới bằng cây bản địa nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng bằng các cây bản địa ở các trạng thái đất trống đồi trọc (IA, IB), khoanh nuôi phục hồi ở đất trống có cây gỗ tái sinh (IC) ở trong khu bảo tồn (nhiệm vụ bảo vệ, phòng chống cháy, có thể khoán cho dân bảo vệ).

- Khoanh nuôi tích cực có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau nương rãy và khai thác (rừng IIA, IIB) mới phục hồi còn thiếu cây giá trị ở tầng cao. Trồng cục bộ theo cây hay theo đám 300 - 500 cây bản địa tái sinh nhân tạo có bầu to, cao 1m, trên 1 ha.. (nhiệm vụ bảo vệ, phòng chống cháy, trồng và chăm sóc cây trồng bổ xung, có thể khoán cho dân bảo vệ).

- Giao khoán bảo vệ rừng cho dân, hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật phòng chống lửa rừng, đôn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất được giao ở những nơi rừng sát nhà dân.

- Xây dựng vườn ươn nhỏ (của khu bảo tồn hay của người dân) để gieo, ươm cây bản địa tại chỗ cho khu bảo tồn.

4.4.3.5. Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn

Một trong những chức năng quan trọng của khu Bảo tồn là nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực, bao gồm nhiều đối tượng nghiên cứu, vì vậy đòi hỏi chất lượng đội

ngũ cán bộ về trình độ ngày càng được nâng cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác lưu trữ mẫu vật phải được hoàn thiện. Do vậy cần phải được đáp ứng ngay các nhu cầu cần thiết:

- Tăng cường lực lượng cán bộ nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên nghiệp phục vụ cho đội ngũ cán bộ thông qua các chương trình đào tạo chuyên ngành, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài.

- Xây dựng một bảo tàng mẫu vật để phục vụ cho việc lưu trữ mẫu vật, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và đào tạo và giáo dục cộng đồng.

- Hoàn thành việc điều tra khảo sát, lập hồ sơ cơ bản tài nguyên sinh vật trong khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, nghiên cứu các thành phần khác về lịch sử tự nhiên và văn hóa làm cơ sở cho việc nghiên cứu ứng dụng về khu hệ động thực vật của khu Bảo tồn.

- Hoàn thiện việc điều tra, phát hiện, khoanh nuôi các loài quý hiếm có nguy cơ đe dọa cao đối với khu vực (có thể không nằm trong Sách Đỏ) nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ.

- Tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt tập trung nghiên cứu khả năng sử dụng một cách bền vững các sản phẩm ngoài gỗ như cây thuốc, song mây, măng tre…

- Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu ĐDSH ở khu BTTN Tây Yên Tử.

4.4..3.6. Giải pháp về ổn định dân số

Giữa dân số với diện tích đất ở, canh tác và các nhu cầu sử dụng lâm sản của rừng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Dân số càng tăng thì nhu cầu sử dụng lâm sản tăng và diện tích đất bình quân cho đầu người càng giảm, từ đó gây thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội tạo ra vòng luẩn quẩn. Nhìn chung tỷ lệ tăng dân số trong vùng còn tương đối cao 2,0%. Tỷ lệ tăng dân số cao sẽ gây áp lực cho công tác bảo vệ tài nguyên rừng. Do vậy nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là vận động bà con thực hiện kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số xuống còn khoảng 1,0%.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Tại Khu BTTN Tây Yên Tử đã xác định được 386 loài cây thân gỗ thuộc 213 chi và 70 họ của 2 ngành thực vật. Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 380 loài thuộc 209 chi và 68 họ; ngành Thông (Pinophyta) với 6 loài thộc 4 chi và 2 họ;

- Các loài cây gỗ tại Khu BTTN Tây Yên Tử được đánh giá là đa dạng về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)