Đa dạng ở bậc dưới ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 51 - 53)

Sự đa dạng của hệ thực vật cây thân gỗ còn được xem xét ở bậc dưới ngành, cụ thể là cấp độ họ và chi. Ở mỗi nơi, các taxon có số loài phổ biến nhất được xem là những taxon đặc trưng cho hệ thực vật địa phương đó. Bằng cách tính số lượng loài và chi trong một họ và số lượng loài trong mỗi chi, đề tài tìm ra được các họ có nhiều loài nhất và các chi có nhiều loài nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật cây gỗ thể hiện ở các cấp độ taxon dưới ngành. Cụ thể như sau:

4.2.3.1. Đa dạng bậc họ

Để đánh giá sự đa dạng bậc họ ở hệ thực vật cây gỗ của Khu BTTN Tây Yên Tử, đề tài thống kê theo thứ tự 10 họ có số loài đa dạng nhất. Qua thống kê và xếp theo thứ tự giảm dần thấy rằng họ đứng thứ nhất có 21 chi với 42 loài họ ở vị trí thứ 10 có 5 chi với 9 loài:

Bảng 4.7: Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật cây gỗ Khu BTTN Tây Yên Tử

TT Tên họ Tên Việt Nam Số loài % Số chi %

1 Euphorbiaceae Họ Ba mảnh vỏ 42 10,88 21 9,85 2 Lauraceae Họ Re 29 7,51 10 4,69 3 Moraceae Họ Dâu Tằm 26 6,73 8 3,75 4 Fagaceae Họ Dẻ 21 5,44 3 1,40 5 Theaceae Họ Chè 18 4,66 4 1,87 6 Rubiaceae Họ Cà Phê 13 3,36 8 3,75 7 Myrtaceae Họ Sim 12 3,10 7 3,28 8 Anacardiaceae Họ Điều 10 2,59 7 3,28 9 Meliaceae Họ Xoan 9 2,33 9 4,22 10 Mimosaceae Họ Trinh nữ 9 2,33 5 2,34 10 họ đa dạng nhất (14,08% số họ) 189 48,96 82 38,49

Như vậy có thể khẳng định rằng trong 10 họ thực vật cây thân gỗ đa dạng nhất ở Khu BTTN Tây Yên Tử thì ít nhất mỗi họ cũng có 9 loài trở lên, chi tiết các họ được ghi ở bảng 4.7.

Qua bảng 4.7 thấy rằng 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật cây thân gỗ ở Khu BTTN Tây Yên Tử mặc dù chỉ chiếm khiêm tốn 14,08% tổng số họ của toàn hệ thực vật cây thân gỗ nhưng lại có số loài là 189 và số chi là 82, chiếm 48,96 % tổng số loài và 38,49% tổng số chi trong toàn hệ thực vật cây thân gỗ. Trong số

những họ đa dạng nhất phải kể đến như họ Ba mảnh vỏ – Euphorbiaceae với 42 loài, 21 chi; họ Re – Lauraceae với 29 loài, 10 chi; họ Dâu tằm – Moraceae với 26 loài, 8 chi, đây đều là những họ lớn và giàu loài của Việt Nam.

4.2.3.2. Đa dạng bậc chi

Các chi đa dạng nhất: Qua thống kê hệ thực vật cây gỗ của Khu BTTN Tây Yên Tử có 10 chi đa dạng nhất (với số loài ít nhất trong mỗi chi là 4 loài trở lên) chiếm 4,69% tổng số chi của toàn hệ (nhưng có tới 81 loài, chiếm 20,98% tổng số loài của toàn hệ thực vật cây thân gỗ). Chi tiết xem bảng 4.8.

Bảng 4.8: Các chi đa dạng nhất hệ thực vật cây gỗ khu BTTN Tây Yên Tử

TT Tên chi Họ Số loài %

1 Ficus Moraceae 17 4,40 2 Lithocarpus Fagaceae 9 2,33 3 Litsea Lauraceae 9 2,33 4 Camellia Theaceae 9 2,33 5 Castanopsis Fagaceae 8 2,07 6 Mallotus Euphorbiaceae 7 1,81 7 Elaeocarpus Elaeocarpaceae 7 1,81 8 Syzygium Myrtaceae 6 1,55 9 Ormosia Fabaceae 5 1,29 10 Symplocos Symplocaceae 4 1,03

10 chi đa dạng nhất (4,69% tổng số chi) 81 20,98

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)