3.1.5.1. Diện tích các loại rừng
Hiện trạng tài nguyên rừng trong khu bảo tồn trên địa bàn các xã như sau:
Bảng 3.2: Diện tích các loa ̣i rừng trong Khu BTTN Tây Yên Tử
Đơn vị : ha Hạng mục Tổng Chia ra các xã Lục Sơn An lạc Tuấn Mậu Thanh Luận TT. Thanh Sơn 1. DT đất có rừng 12.685,2 2.351,8 5.409,2 3.195,1 975,7 753,4 1.1. Rừng tự nhiên 11.898,8 2.227,5 5.183,9 2.903,0 975,7 608,7 a. Rừng gỗ 11.387,6 2.227,5 5.083,6 2.696,3 851,0 529,2 + Rừng giàu 2.222,2 524,8 1.697,4 + Rừng trung bình 3.243,6 286,0 1.249,1 1.314,8 383,0 10,7 + Rừng nghèo 1.923,1 591,2 559,2 355,0 345,4 72,4 + Rừng phu ̣c hồi 3.998,7 825,5 1.578,0 1.026,5 122,6 446,1 b. Rừng hỗn giao 484,6 73,7 206,7 124,7 79,5 c. Rừng tre nứa 26,6 26,6 1.2. Rừng trồng 786,4 124,3 225,3 292,1 144,7
(Nguồn: Số liê ̣u báo cáo điều tra diễn biến tài nguyên rừng năm 2012 ) 3.1.5.2. Đặc điểm các loại rừng
Rừ ng tự nhiên: Diện tích rừng tự nhiên trong khu bảo tồn là 12.685,2 ha trong đó bao gồm các tra ̣ng thái như sau:
- Rừ ng giàu: Diện tích: 2.222,2 ha, chiếm 17,5% rừng tự nhiên; rừng phân bố ở các xã Lu ̣c Sơn, Tuấn Mâ ̣u và An La ̣c. Rừng có cấu trúc 4-5 tầng. Độ tàn che S= 0.7- 0,8; HVNTB =18-25m; D1.3TB =20-30 cm; M=200-290 m3/ha. Đây là loại rừng có trữ lượng lớn, Ngoài các loài Lim xanh, Táu mật, Giổi, Re, Kháo, Dẻ, Trường, Trám, … còn nhiều loài đặc hữu, quý hiếm như Thông tre, Sến, Thông nàng, Gụ lau, Vù hương, …cần được bảo vệ tốt để rừng phát huy vai trò phòng hộ môi trường, bảo tồn nguồn gen và phục vụ nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch.
- Rừ ng trung bình: Diện tích 3.243,6 ha, chiếm 25,6% rừng tự nhiên; rừng phân bố ở các xã Lu ̣c Sơn, An La ̣c, Tuấn Mâ ̣u và Thanh Luâ ̣n. Rừng có cấu trúc 4 tầng; Độ tàn che S= 0.6- 0,8; HVNTB =16-18 m; D1.3TB =18-20 cm; M=110-130 m3/ha. Trạng thái này tập trung các loài ưu thế riêng biê ̣t như: Lim xanh, Gụ lau, Đinh, … ngoài ra còn có Xoan đào, Dẻ cau, ... và một số lô rừng hỗn giao gỗ với Trúc, Vầu, Sặt, Giang, …
- Rừ ng nghèo: Diện tích 1.923,1 ha, chiếm 15,2% rừng tự nhiên; rừng phân bố ở các xã Lục Sơn, Tuấn Mâ ̣u và Thanh Luâ ̣n tra ̣ng thái rừng này hầu hết ở phân khu phục hồi sinh thái và quanh khu dân cư, trên một số đỉnh giông ven các bờ suối. Rừng có cấu trúc 3 tầng; độ tàn che từ 0,4-0,6; chiều cao trung bình của rừng đạt 9-11m; đường kính trung bình của cây rừng từ 12-14 cm; còn rất ít cây có đường kính từ 40- 50 cm; trữ lượng bình quân của rừng từ 80- 90 m3/ha. Thực vật chủ yếu là: Ràng ràng xanh, Trám trắng, Nhọc, Chẹo, Ngát…dưới tán rừng nhiều dây leo, bụi rậm.
- Rừ ng chưa có trữ lượng: Diện tích: 3.998,7 ha, chiếm 31,5% rừng tự nhiên. Đây là trạng thái rừng được hình thành sau nương rãy và sau khai thác; phân bố chủ yếu ta ̣i phân khu phu ̣c hồi sinh thái. Rừng có cấu trúc 2-3 tầng, độ tàn che từ 0,3-0,5; chiều cao cây phổ biến từ 7-11m; đường kính trung bình 12-16 cm; trữ lượng bình quân: 70- 95,3 m3/ha. Thực vật chủ yếu gồm: Thẩu tấu, Sau sau, Chẹo, Ba soi, …
- Rừng hỗn giao: Diện tích 484,6 ha, chiếm 3,8% diện tích rừng tự nhiên; rừng phân bố trong vùng phu ̣c hồi sinh thái và ở những nơi khe suối sâu. Rừng hỗn giao giữa rừng gỗ và Trúc, Sặt, Vầu, Giang; rừng có 2-3 tầng, độ tàn che từ 0,7-0,8. Thực vật rừng bao gồm nhiều loài cây như rừng bị tác động nhẹ, tầng dưới có cây họ tre nứa mật độ tương đối cao từ 2000-2.500 cây/ha.
- Rừ ng tre, nứa: Diê ̣n tích 26,6 ha, chiếm 0,2%, diê ̣n tích rừng tự nhiên phân bố chủ yếu ở các khe suối và những nơi gần khu dân cư bà con giữ la ̣i để làm thực phẩm nguyên liệu sản xuất đồ gia du ̣ng.
b) Rừng trồng
Rừ ng trồng: Diê ̣n tích 786,4 ha chiếm 6,2% diê ̣n tích có rừng và diê ̣n tích rừ ng trồng có trữ lượng chiếm khoảng 40,6% diê ̣n tích rừng trồng, loài cây trồng
chủ yếu là cây nhập nội và mô hình trồng chủ yếu trồng thuần loài do hai Lâm trường Sơn Động II và Lâm trường Mai Sơn để lại. Cây trồng chủ yếu là Thông Mã vĩ, Bạch đàn trắng, Keo Lá tràm, Keo tai tượng. Ngoài ra còn có một số diên tích rừng trồng Keo tai tượng của người dân đan xen ở vùng giáp danh.
3.1.5.3. Tài nguyên thực vật rừng khi thành lập khu bảo tồn
Theo đề án xây dựng Khu BTTN Tây Yên Tử (sắp xếp lại Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ xây dựng thành Khu BTTN Tây Yên Tử năm 2002), Rừng ở đây có hai kiểu rừng chính là Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố dưới độ cao 700m và Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp phân bố ở độ cao từ 700m trở lên. Ở mỗi kiểu rừng có các kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác phục hồi sau khai thác, nương rãy, lửa rừng và đan xen trảng cỏ, trảng cây bụi… Đề án tổ chức, sắp xếp lại Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ xây dựng thành Khu BTTN Tây Yên Tử (2002) có đưa ra đánh giá về khu hệ thực vật và tài nguyên thực vật Khu BTTN Tây Yên Tử; đây có thể là một trong những báo cáo đầu tiên đánh giá về hệ thực vật của Khu bảo tồn. Thực vật Khu bảo tồn có 768 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 189 chi của 86 họ, trong đó có 8 loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam, đó là: Pơ mu (Fokienia hodginsii ), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Ba kích (Morinda officinalis), Gù hương (Cinnamomum balansae), Trám đen (Canarium tramdenum), Sến mật (Madhuca pasquieri), Dẻ bắc giang (Lithocarpus bacgiangensis) (Theo SĐVN 1996). Các loài cây chủ yếu mọc ở độ cao dưới 700m có các họ Quả hai cánh, Họ Núc nác, Họ Thích, Họ Long não, Họ Vang, ... ở tầm cao trên 700m có các họ: Họ Long não, Họ Dẻ, Họ Sau sau, Họ Ngọc lan, Họ Chè, Họ Thông, quần thể trúc Yên Tử, … Có những loài cây hết sức qúy hiếm như Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.), Hoàng đàn giả (Dacrydium pierrei), Trúc bụng phật (Bambusa ventricos), Thông 2 lá (Pinus massoniana)... Ngoài ra có những cây thuốc tiêu biểu như Ba kích (Morinda Officinali), Trầm hương (Aquilaria crassna), cây Hồi (Illicium verum), cây Trẩu (Vernicia motana), …