Đa dạng các loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 60)

Để có biện pháp bảo vệ các loài cây gỗ ngoài việc nắm được toàn bộ thành phần loài cây gỗ của khu vực nghiên cứu cần phải có sự đánh giá các mức độ bị đe dọa của các loài trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Căn cứ vào Danh lục cây gỗ tại Khu BTTN Tây Yên Tử đã được lập, đề tài đã xác định được các loài cây quý hiếm, có nguy cơ bị tiêu diệt ở khu vực nghiên cứu. Theo thang đánh giá của IUCN (2012), SĐVN (2007) và NĐ 32/2006/NĐ-CP thì trong tổng số 386 loài cây thân gỗ tại khu vực nghiên cứu có 36 loài (chiếm 9,33%) được xếp vào danh mục các loài cây gỗ cần được bảo tồn, chi tiết thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11: Danh mục các loài cây gỗ quí hiếm T

T Tên Việt Nam Tên khoa học IUCN

(2012) NĐ32 SĐVN

(2007)

1 Chò đãi Anamocarya sinensis (Dode) Leroy EN EN 2 Dẻ Bắc Giang Lithocarpus bacgiangensis A. Camus VU 3 Dẻ cuống

Quercus chrysocalyx Hickel et

A.Camus VU VU

4 Dẻ gai đỏ Castanopsis hystrix A.DC. VU VU

5 Dó gân Rhamnoneuron balansae Gilg VU

6 Dán mật Craibiodendrron stellatum (Pierre)W.W. Smith VU 7 Đại phong tử gai

Hydnocarpus hainanensis (Merr)

Sleum VU

8 Giổi bà Michelia balansae (A.DC) Dandy VU 9 Giổi găng

Paramichelia baillonii (Pierre) S.Y.

Hu VU

10 Gội nếp

Aglaia spectabilis (Miq.) Jain &

Bennet VU

11 Gụ lau Sindora tonkinensis A.Chev IIA EN

12 Hà nu Ixonanthes chinensis Champ VU 13 Han voi Laportea urentissima Gagnep VU

T

T Tên Việt Nam Tên khoa học IUCN

(2012) NĐ32 SĐVN

(2007)

14 Kẹn Aesculus assamica Griff VU

15 Lát hoa Chukrrasia tabularis A.Juss VU VU 16 Lim xanh Erythrofloeum fordii Oliver. IIA

17 Mọ Deutzianthus tonkinensis Gagnep CR

18 Sến mật Madhuca pasquieri H.J.Lamb EN EN

19 Sồi bốp Castanopsis cerebrina Barnet EN

20 Sồi na cụt

Lithocarpus truncatus Hickel et

A.Camus VU VU

21 Sụ lá dài Phoebe poilanei Kosterm. VU

22 Táu nước Vatica subglabra Merr EN

23 Táu mặt quỷ Hopea mollissima C.Y.WU VU

24

Tô hạp trung hoa

Altingia chinensis (Champ. ex

Benth.) Oliv ex Hance EN

25

Thông tre lá

ngắn Podocarpus pilgeri Foxw. EN EN

26 Trám trắng Canarium album (Lour) Raeusch VU

27 Trám đen Canarium tramdenum Dai et Jakovt VU VU 28 Trầm hương Aquilaria crassna Pierre. EN EN 29 Thiết đinh Markhamia stipulata VU IIA VU 30 Trường sâng

Amesiodendron chinensis (Merr.)

Hu CR

31

Trà vàng

ginbéc Camellia gilbeti (A.Chev) Sealy VU EN 32 Vàng tâm xanh Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy. VU VU 33 Vù hương Cinnamomuum balansae Lec. VU IIA VU

Chú thích: - Sách Đỏ VN (2007): Cấp EN- Nguy cấp; VU- Sẽ nguy cấp.

- Danh lục Đỏ IUCN (2012): cấp CR- rất nguy cấp; cấp EN-nguy cấp; VU- sẽ nguy cấp.

- Nghị định 32/2006/NĐ-CP: IA- Thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; IIA- Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

4.2.6.1. Các loài qúi, hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam (2007)

Hệ thực vật cây thân gỗ Khu BTTN Tây Yên Tử có tổng số 23 loài được ghi nhận trong SĐVN (2007), chiếm 5,96% tổng số loài. Trong đó:

9 loài quí, hiếm đang ở mức nguy cấp (EN) như: Sến mật - Madhuca pasquieri H.J.Lamb., Thông tre lá ngắn- Podocarpus pilgeri Foxw. …

14 loài quí, hiếm trong tình trạng sẽ nguy cấp (VU) như: Trám đen -

Canarium tramdenum Dai et Jakovt. Dẻ Bắc Giang- Lithocarpus bacgiangensis A. Camus. Táu mặt quỷ - Hopea mollissima C.Y.WU.

Số loài cây gỗ quý, hiếm theo SĐVN (2007): 9EN + 14VU = 23

4.2.6.2. Các loài cây quí, hiếm theo IUCN 2012

Theo tiêu chuẩn của IUCN 2012 thì hệ thực vật cây gỗ khu BTTN Tây Yên Tử có 22 loài được ghi nhận vào danh sách này. Trong đó:

2 loài ở cấp độ rất nguy cấp (CR); 4 loài ở cấp độ nguy cấp (EN); 16 loài sẽ nguy cấp (VU).

Như vậy, số lượng loài cây gỗ quí, hiếm theo danh sách của IUCN 2012 ở Khu BTTN Tây Yên Tử chiếm 5,70% tổng số loài của khu hệ thực vật cây thân gỗ.

4.2.6.3. Các loài quý hiếm theo Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP

Hệ thực vật cây gỗ Khu BTTN Tây Yên Tử có 04 loài được ghi trong Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP, gồm loài Vù hương (Cinnamomuum balansae Lec.); Lim xanh (Erythrofloeum fordii Oliver.); Thiết đinh (Markhamia stipulata); Gụ lau (Sindora tonkinensis A.Chev) thuộc nhóm IIA.

So với các tài liệu đã công bố về các loài thực vật cây thân gỗ quý hiếm tại Khu BTTN Tây Yên Tử trước kia thì trong đợt điều tra này chúng tôi đã bổ sung thêm được 05 loài, gồm: Trà vàng ginbéc, Táu nước, Đại phong tử gai, Vàng tâm xanh, Sồi na cụt vào danh lục cây gỗ quý hiếm tại Khu bảo tồn. Tuy nhiên theo

tác giả Nguyễn Văn Huy điều tra năm 1999 tại Phân khu Khe Rỗ đã phát hiện ở độ cao trên 500m so với mặt nước biển có phân bố loài cây Pơ mu (Fokienia hodginsii). Nhưng trong đợt điều tra này loài Pơ mu không còn phát hiện thấy tại Phân khu Khe Rỗ. Theo một số người dân địa phương và một số cán bộ Kiểm lâm lâu năm công tác tại Phân khu Khe Rỗ thì loài này có phân bố hẹp, số lượng ít, gỗ có giá trị kinh tế cao chính vì vậy đã bị người dân địa phương khai thác trái phép nên loài này hiện nay không còn phân bố tại Khu BTTN Tây Yên Tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật cây gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)