Các hoạt động kinh tế chủ yếu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 27 - 28)

- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm bị thương, bị ngã, bị thương chảy máu, bị bỏng, rắn cắn).

3.2.2. Các hoạt động kinh tế chủ yếu:

+ Trồng trọt:

- Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các xã có khu bảo tồn, là nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ sản

xuất nông nghiệp, trong nông nghiệp trọng tâm là trồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm. Cây trồng chủ yếu là cây lương thực, cây màu các loại và một số cây ăn quả dài ngày: cây mận, cây đào, ... Diện tích đất nông nghiệp toàn Khu bảo tồn thiên nhiên là 2899,5 ha chiếm 21,5% diện tích tự nhiên. Trong đó diện tích trồng cây ăn quả là: 699,2 ha, (riêng xã Hang Kia – Pà Cò là 320 ha) trồng cây lương thực (ngô, lúa) là 2.200,3 ha chiếm 75,8% diện tích đất nông nghiệp, bình quân 1,3 ha/hộ, lương thực bình quân đạt 360kg/người/năm.

- Do đặc điểm địa hình nên nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp thường bị thiếu về mùa khô nên 85-90% diện tích trồng cây lương thực là 1 vụ. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn hạn chế, quá trình canh tác còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên năng suất trong trồng trọt tuy có tăng nhưng còn chậm.

+ Chăn nuôi:

Chăn nuôi đang ngày càng được đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, phương pháp chăn nuôi chưa mang tính công nghiệp, chưa có quy mô trang trại mà chủ yếu vẫn theo hình thức hộ gia đình là chủ yếu để giải quyết sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu thực phẩm cho nhân dân địa phương. Tổng đàn gia súc trên địa bàn vùng dự án hiện có 16.889 con. Trong đó đàn trâu: 2.135 con; đàn Bò: 2.122 con; đàn Ngựa: 1.914 con; đàn lợn: 6.570 con; các loại gia súc gia cầm khác (Gà, vịt, Dê...): 26.844 con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)