Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 38 - 39)

- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm bị thương, bị ngã, bị thương chảy máu, bị bỏng, rắn cắn).

4.2.2. Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc.

Đối với mỗi loài cây đều có sự thích nghi với môi trường và được thể hiện qua dạng sống. Vì vậy, việc phân tích đa dạng về dạng thân của các cây thuốc định hướng cho ta thấy nguồn nguyên liệu để dễ dàng trong việc bảo vệ, gây trồng cũng như việc khai thác, sử dụng.

Ở đây, chúng tôi phân dạng sống của cây thuốc thành 4 nhóm chính là nhóm cây thân gỗ, nhóm cây thân bụi, nhóm cây thân cỏ và nhóm cây thân leo (trong đó có cả các loài cây leo thân gỗ và leo thân thảo). Kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6. Dạng thân của các loài cây thuốc được đồng bào dân tộc Mường ở khu BTTN Hang Kia – Pà Cò sử dụng

STT Kiểu dạng thân Số lượng loài Tỷ lệ %

1 Cây thân gỗ 93 22,96

2 Cây thân bụi 110 27,16

3 Cây thân thảo 124 30,62

4 Cây thân leo 78 19,26

22.96

27.1630.62 30.62

19.26 Cây thân gỗ

Cây thân bụi Cây thân thảo Cây thân leo

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ các nhóm dạng cây của các loài cây được đồng bào dân tộc Mường ở khu BTTN Hang Kia – Pà Cò sử dụng làm thuốc

Từ kết quả trên cho thấy, nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là cây thân thảo, có 124 loài, chiếm 30,62% so với tổng số loài. Các cây thuộc nhóm này thường sống dưới tán rừng, ven rừng, trảng cỏ, ven đường, ven nương rẫy, tập trung ở một số họ như họ Cúc (Asteraceae), họ Ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae),…

Nhón tiếp theo là nhóm cây bụi có tới 110 loài, chiếm tới 27,16% so với tổng số loài, nhóm này là các đại diện thường sống ở trảng cây bụi, vùng đồi núi, rừng tái sinh, tập trung ở một số họ như họ Cà phê (Rubiaceae), Bông (Malvaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae),…

Tiếp đến là nhóm cây thân gỗ, có 93 loài, chiếm 22,96% so với tổng số loài. Đây là các đại diện thường sống ở rừng sâu, rừng thứ sinh, ven rừng, tập trung ở các họ như Long não (Lauraceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Dâu tằm (Moraceae), Xoan (Meliaceae), họ Máu chó (Myristicaceae),…

Nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm cây thân leo, có 78 loài, chiếm 19,26% so với tổng số loài. Các đại diện của nhóm này thường sống ở vùng đồi, ven rừng, trong rừng, tập trung ở các họ như Bòng bong (Schizaeaceae), Bầu bí (Cucurbitaceae), Tiết dê (Menispermaceae), Nho (Vitaceae),…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)