- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm bị thương, bị ngã, bị thương chảy máu, bị bỏng, rắn cắn).
4.2.4. Xây dựng sơ đồ phân bố các loài cây thuốc có giá trị cần được bảo vệ.
Trong số 405 loài cây thuốc được đồng bào dân tộc Mường tại khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hoà Bình sử dụng, chúng tôi đã thống kê được có tất cả 13 loài thuộc diện cần phải bảo vệ (chiếm 3,21% tổng số loài của toàn hệ) theo tiêu chí của Sách đỏ Việt Nam năm 2007; Danh mục các loài có nguy cơ bị đe doạ của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) 2009; Nghị định số 32 của chính phủ năm 2006. Đây là nguồn gen quý hiếm, cần có biện pháp bảo tồn nghiêm ngặt. Kết quả cụ thể ở Bảng 4.11.
Theo bảng 4.11 có 13 loài thuộc diện các loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ trong đó:
+ 11 loài thuộc Sách đỏ Việt Nam năm 2007 với 4 loài ở mức Nguy cấp (EN) là Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus), Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus), Cốt toái bổ (Drynaria bonii), Cây bảy lá một hoa (Paris polyphylla); 7 loài thuộc mức sẽ nguy cấp (VU) là Ba gạc vòng (Rauvolfia verticillata), Trám đen (Canarium tramdenum), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Hồi núi (Illicium difengpi), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Củ dòm (Stephania dielsiana), Thông đỏ lá ngắn (Taxus aff. chinensis).
+ 2 loài nằm trong Danh mục các loài có nguy cơ bị đe doạ của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) là Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Lát hoa (Chukrasia tabularis).
+ 4 loài nằm trong Nghị định số 32 của chính phủ năm 2006 trong đó 1 loài thuộc mục IA (Cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại) là Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus) và 3 loài thuộc mục IIA (Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại) là Bình vôi (Stephania rotunda), Củ dòm (Stephania dielsiana), Thông đỏ lá ngắn (Taxus aff. chinensis).
Bảng 4.8. Bảng thống kê các loài cây thuốc đang bị đe dọa được đồng bào dân tộc Mường ở khu BTTN Hang Kia – Pà Cò sử dụng
TT Tên la tinh Tên Việt
Nam Họ SĐ IU CN NĐ 1. Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. Ba gạc vòng Apocynaceae VU 2. Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss Ngũ gia bì gai Araliaceae EN 3. Canarium tramdenum Dai &
Yakovl.
Trám đen Burseraceae VU 4. Codonopsis javanica
(Blume.) Hook.f.
Đảng sâm Campanulaceae VU 5. Illicium difengpi B.N.Chang Hồi núi Illiciaceae VU
7. Stephania rotunda Lour. Bình vôi Menispermaceae IIA 8. Stephania dielsiana Y.C.Wu Củ dòm Menispermaceae VU IIA 9. Knema globularia (Lamk)
Warb. Máu chó lá nhỏ Myristicaceae LR 10. Anoectochilus calcareus Aver Kim tuyến đá vôi Orchidaceae EN IA
11. Drynaria bonii (Mett.) J. Smith.
Cốt toái bổ Polypodiaceae EN 12. Taxus aff. chinensis (Pilg.)
Rehder
Thông đỏ lá ngắn
Taxaceae VU IIA
13. Paris polyphylla Smith. Cây bảy lá một hoa
Trilliaceae EN
Ghi chú: SĐ, 2007: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; IUCN: Danh mục các loài có nguy cơ bị đe doạ của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế, LR: loài đe doạ thấp; NĐ 32: Nghị định số 32 của chính phủ năm 2006; IA: Cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại, IIA: Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại.
Trong quá trình nghiên cứu, căn cứ vào các điểm đã phát hiện được cây thuốc ngoài thực địa (đã được xác định vị trí bằng GPS), chúng tôi đã đánh dấu điểm phân bố của các loài cây có giá trị cần được bảo vệ trên bản đồ của khu BTTN Hang Kia – Pà Cò. Kết quả điều tra bước đầu ghi nhận như sau:
1. Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. (Ba gạc vòng): hiếm gặp, chỉ thấy ở Pà Háng Con (N: 200 44’ 29’’; E: 1040 54’ 37’’), Pà Háng Lớn (N: 200 45’ 28’’; E: 1040 53’ 15’’).
2. Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss (Ngũ gia bì gai): mới chỉ gặp ở Pà Khôm (N: 200 44’ 16’’; E: 1040 52’ 34’’)
3. Canarium tramdenum Dai & Yakovl. (Trám đen): mới chỉ gặp ở núi Cun (N: 200
42’ 38’’; E: 1040 52’ 02’’)
4. Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f. (Đảng sâm): Dân địa phương thu mẫu, không chỉ ra địa điểm cụ thể.
5. Illicium difengpi B. N. Chang (Hồi núi): ít gặp ở núi Cun (N: 200 42’ 58’’; E: 1040 51’ 47’’), Pà Háng Lớn (N: 200 45’ 07’’; E: 1040 52’ 58’’).
6. Chukrasia tabularis A. Juss. (Lát hoa): Nhiều nơi, có cả nhiều cây người dân trồng, gặp ở Xóm Pày (N: 200 41’ 32’’; E: 1040 59’ 41’’), Bản Sài Lình (N: 200 43’ 52’’; E: 1040 56’ 32’’), xóm Bàu Báu (N: 200 42’ 10’’; E: 1040 60’ 59’’), núi Cun (N: 200 42’ 40’’; E: 1040 51’ 47’’).
7. Stephania rotunda Lour. (Bình vôi): thỉnh thoảng gặp ở Chà Đáy (N: 200 43’ 02’’; E: 1040 56’ 32’’), Pà Háng Con (N: 200 44’ 43’’; E: 1040 54’ 35’’), Pà Khôm (N: 200 44’ 17’’; E: 1040 52’ 18’’), Sài Lình (đường đi bản Nà Pai của Sơn La) (N: 200 43’ 45’’; E: 1040 56’ 30’’), Bản Cang (N: 200 42’ 37’’; E: 1040 57’ 42’’).
8. Stephania dielsiana Y.C.Wu (Củ dòm): mới chỉ gặp ở núi Cun (N: 200 42’ 41’’; E: 1040 52’ 22’’)
9. Knema globularia (Lamk) Warb. (Máu chó lá nhỏ): gặp ở đường từ bản Sài Lình đi Nà Pai (N: 200 43’ 57’’; E: 1040 56’ 18’’)
10. Anoectochilus calcareus Aver (Kim tuyến đá vôi): mới chỉ gặp ở Pà Cò Lớn (N: 200 44’ 21’’; E: 1040 55’ 33’’)
11. Drynaria bonii (Mett.) J. Smith. (Cốt toái bổ): thỉnh thoảng gặp nhưng cây rất nhỏ, có ở Pà Cò Lớn (N: 200 44’ 02’’; E: 1040 55’ 21’’), Sài Lình đi Nà Pai (N: 200
43’ 39’’; E: 1040 56’ 47’’).
12. Taxus aff. chinensis (Pilg.) Rehder (Thông đỏ lá ngắn): Dân địa phương thu mẫu, không chỉ ra địa điểm cụ thể.
13. Paris polyphylla Smith. (Cây bảy lá một hoa): Dân địa phương thu mẫu, không chỉ ra địa điểm cụ thể.