Văn hóa, y tế, giáo dục:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 28 - 29)

- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm bị thương, bị ngã, bị thương chảy máu, bị bỏng, rắn cắn).

3.2.3. Văn hóa, y tế, giáo dục:

+ Văn hóa: Trên toàn bộ các xã có khu bảo tồn đã được phủ sóng đài truyền thanh, truyền hình, điện lưới quốc gia. Mạng lưới viễn thông cũng từng bước phát triển, mở rộng đến các xã đã tạo điều kiện trao đổi thông tin, cập nhật tin tức được thuận lợi, nhanh chóng. Đặc điểm văn hóa trong khu bảo tồn là văn hóa mang tính cộng đồng, bản sắc địa phương của một vùng núi ở Tây Bắc. Để phát triển cũng như duy trì bản sắc văn hóa của địa phương, thời gian qua, chính quyền các cấp cũng như ngành văn hóa đã quan tâm đầu tư cho hoạt động văn hóa thông tin.

hết các xã đã có bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ sinh và các cộng tác viên thôn bản. Trang thiết bị để phục vụ cứu chữa bệnh nhân còn thiếu và chưa đồng bộ. Trạm xá chỉ đáp ứng được các bệnh nhân nhẹ và các bệnh thông thường còn các bệnh nhân chỉ sơ cứu ban đầu và chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình đã có hiệu quả đến nay tỉ lệ tăng dân số là 1,5%. Theo số liệu điều tra thì bình quân cứ 393 người có 1 giường bệnh, 367 người có 1 cán bộ y tế.

+ Giáo dục: Các xã đó có trường tiểu học và trường phổ thông cơ sở. Trường được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, không còn trường, lớp tạm, hiện tượng học ca ba không còn. Duy nhất chỉ có 1 trường cấp II, và một lớp cấp III ở xã Pà Cò (có một lớp phổ thông trung học học xen với các lớp phổ thông cơ sở). Còn lại học sinh phổ thông trung học ở các xã khác phải ra huyện học. Trường mầm non cũng được các cấp chính quyền quan tâm, phần lớn các xã đã có trường mầm non ước tính khoảng 82,5% số trẻ trong độ tuổi đến trường. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học giảm dần theo cấp học, tỷ lệ tham gia theo học cấp I (tiểu học) đạt 89,7%, tỷ lệ đậu tốt nghiệp 97% so với đầu vào của học sinh, đến cấp II (phổ thông cơ sở) tỷ lệ theo học 82,5% so với số em đỗ tốt nghiệp tiểu học, đến cấp III (phổ thông trung học) thì số lượng theo học giảm hẳn chỉ còn 24,6%. Độ tuổi học trung học cơ sở (lớp 8-9) là độ tuổi bỏ học nhiều nhất, do không tự giác trong học tập, do hoàn cảnh gia đình, do trường xa, do đường đi lại khó khăn... Đội ngũ giáo viên thiếu, mới chỉ đảm bảo 70-80% nhu cầu về giáo viên, trình độ không đồng đều, các xã vùng xa chủ yếu là giáo viên địa phương và một số giáo viên tăng cường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)