KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 64 - 65)

- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm bị thương, bị ngã, bị thương chảy máu, bị bỏng, rắn cắn).

43 10,62 12 Bệnh phụ nữ (gồm kinh không đều, thấy sớm kỳ, kinh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Kết luận:

1. Các loài thực vật được đồng bào dân tộc Mường ở khu BTTN Hang Kia – Pà Cò sử dụng làm thuốc là khá phong phú và đa dạng. Bước đầu chúng tôi ghi nhận được 405 loài, 284 chi, thuộc 116 họ của 4 ngành thực vật, chiếm 14,12% tổng số loài cây dùng làm thuốc ở Việt Nam. Trong đó có 13 loài thuộc diện loài quí hiếm cần phải bảo vệ.

2. Các taxon bậc họ, chi, loài thuộc ngành Hạt kín (Angiospermae) là đa dạng nhất với 106 họ, 271 chi và 385 loài (tập trung chủ yếu ở lớp 2 lá mầm).

3. Các họ có số lượng loài nhiều nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 32 loài, Cúc (Asteraceae) 22 loài, Cà Phê (Rubiaceae) 21 loài, Cam (Rutaceae) 13 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) 13 loài, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 11 loài, họ Ô rô (Acanthaceae) 10 loài và họ Đậu (Fabaceae) 10 loài. Các chi giàu loài là chi Sung (Ficus) 8 loài, Cà (Solanum) 5 loài, các chi An điền (Hedyotis), Vọng cách (Premma), Ba đậu (Mallotus), Me rừng (Phyllanthus) đều có 4 loài.

4. Các loài cây thuốc được đồng bào dân tộc Mường ở khu BTTN Hang Kia – Pà Cò sử dụng nhiều nhất là dạng cây thảo, với 124 loài, chiếm 30,62%, tiếp đó là cây bụi với 110 loài, chiếm 27,16%, dạng cây gỗ với 93 loài, chiếm 22,96%, chiếm tỷ lệ ít nhất là cây thân leo với 78 loài, chiếm 19,26% so với tổng số loài ghi nhận.

5. Nơi sống của các loài cây thuốc tập trung chủ yếu là trong rừng, với 292 loài, chiếm 72,10%, tiếp đến là bãi hoang, ven đường đi, nương rẫy với 178 loài, chiếm 43%. Môi trường có ít loài cây thuốc nhất là môi trường ở dưới nước chỉ với 2 loài, chiếm 0,49%.

6. Nhìn chung các bộ phận của cây, lá là bộ phận được sử dụng nhiều nhất với 171 loài, chiếm 42,22%, tiếp theo là thân, cành, vỏ thân với 106 loài, chiếm 26,17%; rễ, củ hay thân củ với 69 loài, chiếm 17,03%. Các bộ phận khác như hoa, quả, hạt,… chiếm tỷ lệ không đáng kể.

8. Có 15 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng cây thuốc được đồng bào dân tộc Mường ở khu BTTN Hang Kia – Pà Cò sử dụng. Trong đó nhóm bệnh về tiêu hoá là cao nhất với 121 loài, chiếm 29,88%; nhóm các bệnh về tiết niệu và gan thận, với 99 loài, chiếm 24,44%, đây cũng là nhóm bệnh mà đồng bào dân tộc Mường dễ mắc. Nhóm bệnh về suy nhược không đau là thấp nhất với 10 loài, chiếm 2,47%. 9. Chúng tôi đã thu thập được 34 bài thuốc, trong đó nhóm chữa bệnh về ngoài da là cao nhất (với 8 bài), tiếp đó là nhóm bệnh ngoại thương (với 6 bài), nhóm bệnh về tiêu hoá, bệnh về tiết niệu và gan thận là bằng nhau (với 4 bài).

10. Một số giải pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian được đưa ra là xây dựng các chương trình bảo vệ, phục hồi sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, truyền thông, giáo dục kết hợp với phát triển kinh tế xã hội vùng đệm.

Kiến nghị

1. Bước đầu nghiên cứu chưa có nhiều kinh nghiệm, thời gian và kinh phí còn hạn hẹp nên chưa có điều kiện điều tra một cách đầy đủ về tất cả các cây thuốc cũng như các bài thuốc dân gian của đồng bào dân tộc Mường ở khu BTTN Hang Kia – Pà Cò, tác giả đề nghị cần tiếp tục điều tra chi tiết và hệ thống hơn về nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.

2. Có tới 9 loài cây được đồng bào dân tộc Mường ở khu BTTN Hang Kia – Pà Cò sử dụng làm thuốc nhưng chưa có tài liệu nào ghi nhận. Cần có những nghiên cứu tiếp theo để làm sáng tỏ giá trị tài nguyên của các loài cây này.

3. Kết quả này mới chỉ dừng lại ở mức điều tra tổng hợp, chưa thấy rõ được hiệu quả sử dụng các loài cây thuốc và bài thuốc. Bên cạnh đó, một số cây thuốc quí và bài thuốc có giá trị cần được tiếp tục nghiên cứu để bảo tồn và sử dụng có hiệu quả mang tính bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)