Một số bài thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Mường ở khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, tỉnh Hoà Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 51 - 61)

- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm bị thương, bị ngã, bị thương chảy máu, bị bỏng, rắn cắn).

43 10,62 12 Bệnh phụ nữ (gồm kinh không đều, thấy sớm kỳ, kinh

4.3.4. Một số bài thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Mường ở khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, tỉnh Hoà Bình.

tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, tỉnh Hoà Bình.

Tìm hiểu các loài cây thuốc là cơ sở khoa học để phát hiện nguồn tài nguyên cây thuốc phục vụ cho ngành y dược, còn các bài thuốc truyền thống là những kinh nghiệm sử dụng thực vật của đồng bào dân tộc đã tích lũy, đúc rút và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có thể nói đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình sử dụng các loài cây thuốc tự nhiên phục vụ cho đời sống của những người giàu kinh nghiệm, các ông lang, bà mế và các lương y địa phương. Với những tri thức và kinh nghiệm quý báu đó thì việc điều tra các bài thuốc để bảo tồn là công việc vô cùng cần thiết. Qua quá trình điều tra, chúng tôi đã ghi nhận được 34 bài thuốc được đồng bào dân tộc Mường ở khu BTTN Hang Kia – Pà Cò sử dụng. Các bài thuốc được xếp vào các nhóm bệnh cụ thể như sau:

Bảng 4.11. Tổng hợp các bài thuốc thu thập được trong quá trình nghiên cứu TT Nhóm

bệnh

Các nhóm bệnh chữa trị Số bài Tỷ lệ % so với tổng số

1 Bệnh ngoại cảm 1 2,94

2 Bệnh về hô hấp 1 2,94

5 Bệnh về tiêu hoá 4 11,76

6 Bệnh về tiết niệu và gan thận 4 11,76

7 Bệnh về sinh dục 1 2,94 9 Các bệnh đau nhức 4 11,76 10 Bệnh ngoài da 8 23,53 11 Bệnh ngoại thương 6 17,65 12 Bệnh phụ nữ 2 5,89 13 Bệnh trẻ em 3 8,82 Tổng số 34 100

Chi tiết các bài thuốc như sau:

Nhóm 2: Các bài thuốc chữa bệnh về hô hấp

Bài 1: Cảm cúm (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Ngải cứu (cả cây) 20 g + Cúc tần (cả cây) 20 g + Trầu không (lá) 20 g + Sả (toàn cây) 20 g - Cách dùng: Nấu lên, xông.

- Liều dùng: Xông ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút, liên tục trong 3 ngày/đợt.

Nhóm 2: các bài thuốc chữa bệnh về hô hấp

+ Sâu cối (toàn cây): 20 g + Bạc hà (toàn cây): 20 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc đặc lên uống. - Liều dùng: Cứ 1 thang sắc 2 lần/ngày. Dùng 6 thang/đợt.

Nhóm 5: Các bài thuốc chữa bệnh về tiêu hoá

Bài 1: Tiêu hoá tốt (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Lá lốt (cả cây) 50 g + Tai mèo (rễ) 30 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc đặc lên, uống. - Liều dùng: 1 thang sắc 2 lần/ngày. Dùng 6 thang/đợt

Bài 2: Bệnh ỉa chảy (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Chỉ thiên mềm (lá) 20 g + Cỏ lào (lá) 20 g

- Cách dùng: Đun xôi, uống.

- Liều dùng: 1 nồi nấu 2 lần/ngày uống thay nước. Dùng đến khi khỏi thì thôi.

Bài 3: Bệnh táo bón (Bà Quách Thị Thái, thôn Pà Khóm, xã Hang Kia)

- Các loài sử dụng:

+ Cỏ sữa (cả cây): 60 g

+ Nhọ nồi (thân non và lá): 60 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sắc cô đặc, khi uống cho thêm 1 cốc 100 ml 1 thìa cà phê nước ép từ củ nghệ.

- Liều dùng: 1 thang sắc 2 lần trong ngày. Dùng khoảng 3-5 ngày.

Bài 4: Đau dạ dày (Bà Bùi Thị Lý, thôn Pà Khóm, xã Hang Kia)

- Các loài sử dụng:

+ Chàm mèo (cả cây): 20 g + Hoa tiên (lá): 30 g

+ Nổ quả trắng (thân): 20 g + Lá men (toàn cây): 10 g + Đa lông (rễ): 5 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc đặc uống. - Liều dùng: 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 5-7 thang.

Nhóm 6: Các bài thuốc chữa bệnh về tiết niệu và gan thận

Bài 1: Chữa viêm gan (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Dây gốc quả nâu (thân): 20 g + Hàn the lá bé (thân và lá): 20 g + Sung (rễ): 20 g

+ Đắng cảy (thân và lá): 20 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc đặc lên, uống. - Liều dùng: 1 thang sắc 2 lần/ngày. Dùng 6 thang/đợt.

Bài 2: Chữa viêm thận, đái ra máu (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Chìa vôi (thân): 20 g + Dong đỏ (toàn cây): 50 g + Cỏ nghen (Toàn cây): 50 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc đặc lên, uống. - Liều dùng: 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 6 thang/đợt.

Bài 3: Chữa sỏi thận (Bà Quách Thị Đông, xóm Tam Hoà, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Cúc chỉ thiên (cả cây): 30 g + Thóc lép dị quả (cả cây): 30 g + Thiến thảo (cả cây): 30 g

- Liều dùng: 1 thang sắc 2 lần/ngày. Dùng 6-8 thang/ đợt.

Bài 4: Lợi tiểu (Bà Bùi Thị Lý, thôn Pà Khóm, xã Hang Kia)

- Các loài sử dụng:

+ Chè đắng (lá): 5 g

+ Mẫu đơn đỏ (thân, lá): 50 g + Hàm ếch (toàn cây): 30 g + Cỏ bạc đầu (thân rễ): 5 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống. - Liều dùng: 1 thang sắc 2 lần/ngày. Dùng 7 thang/đợt.

Nhóm 7: Các bài thuốc chữa bệnh về sinh dục

Bài 1: Chữa di tinh (Bà Bùi Thị Lý, thôn Pà Khóm, xã Hang Kia)

- Các loài sử dụng:

+ Tơ hồng trung quốc (cả cây): 50 g + Đùm đũm (quả): 10 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sắc uống. Đôi khi Đùm đũm được dùng riêng thì ăn sống.

- Liều dùng: 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 5-8 thang/đợt.

Nhóm 9: Các bài thuốc chữa bệnh về đau nhức

Bài 1: Mất ngủ, an thần, suy nhược thần kinh (Bà Bùi Thị Lương, thôn Sài Lình, xã Pà Cò)

- Các loài sử dụng:

+ Vuốt hùm (rễ): 10 g

+ Thảo quyết minh (hạt): 10 g

+ Tơ hồng trung quốc (toàn cây): 60 g + Táo tàu (quả): 1-2 quả

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sắc đặc lên uống.

Bài 2: Chữa nhức xương ngón chân tay (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng: + Lá lốt (rễ) 10 g + Chìa vôi (thân) 50 g

+ Hoàng thư (thân rễ hay cả cây) 50 g

- Cách dùng: Đun tươi cho người bệnh xông vào chỗ đau nhức.

- Liều dùng: Xông ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút, liên tục trong 7 ngày/đợt.

Bài 3: Chữa đau xương khớp (bà Quách Thị Đông, xóm Tam Hoà, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Dây bướm lông (toàn cây): 40 g + Móc câu đằng (thân): 40 g + Mề gà (cả cây): 40 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống. - Liều dùng: 1 thang sắc 2 lần/ngày. Dùng 5-6 thang/đợt.

Bài 4: Chữa đau xương khớp (bà Quách Thị Đông, xóm Tam Hoà, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Dây bướm lông (cả cây): 20 g. + Núc nác (vỏ thân): 30 g

- Cách dùng: Giã tươi, trộn lẫn vào nhau, có thể trộn lẫn thêm với rượu, xoa bóp lên cơ thể.

- Liều dùng: Ngày xoa 2 lần. Xoa đến khi nào khỏi thì thôi.

Nhóm 10: Các bài thuốc chữa bệnh ngoài da

Bài 1: Chữa mẩn ngứa (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Cùm rụm lá nhỏ (cả cây): 50 g + Khế (cành non và lá): 50 g

Bài 2: Chữa mụn nhọt (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Cùm rụm lá nhỏ (cả cây): 5 g + Sung (lá): 5 g

- Cách dùng: Giã tươi, trộn lẫn vào nhau cùng nửa thìa cà phê mật ong rừng, đắp vào chỗ đau.

- Liều dùng: Đắp 1 ngày 2 lần, đắp 3 ngày liền.

Bài 3: Dị ứng sơn ta (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng: + Khế (lá): 50 g

- Cách dùng: Giã tươi, trộn lẫn vào cùng một thìa bỗng rượu hay cùng một quả men sống, đắp vào chỗ sưng đau.

- Liều dùng: Đắp 1 ngày 2 lần, đắp 3-5 ngày liền.

Bài 4: Dị ứng (Bà Bùi Thị Lương, xóm Sài Lình, xã Pà Cò)

- Các loài sử dụng:

+ Dây su hồng (lá): 50 g + Nghể lá răm (lá): 50 g

- Cách dùng: Giã tươi, trộn lẫn vào nhau, xoa vào chỗ mẩm ngứa. - Liều dùng: xoa 1 ngày 2-3 lần, đến khi khỏi thì thôi.

Bài 5: Da khô nứt nẻ (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Trám mao (quả): 20 g

- Cách dùng: Phơi khô, tán bột, trộn lẫn với bỗng rượu hay sữa bò tươi.

- Liều dùng: bôi, có thể đắp 1 ngày 2-3 lần (chủ yếu làm vào buổi tốt), đến khi khỏi thì thôi.

Bài 6: Chữa ghẻ (bà Bùi Thị Lý, thôn Pà Khóm, xã Hang Kia)

- Các loài sử dụng:

+ Cúc xít (thân, lá): 20 g + Gội nước hoa to (lá): 50 g

+ Máu chó lá nhỏ (hạt): 5 g (nếu có hạt Sang máu có thể không sử dụng) + Ba chạc (lá): 50 g (có thể dùng Ba chạc riêng cùng được)

- Cách dùng: Đun cho người bệnh tắm.

- Liều dùng: Tắm ngày 1-2 lần, liên tục trong vòng 3-5 ngày.

Bài 7: Chữa Hắc lào (bà Bùi Thị Lý, thôn Pà Khóm, xã Hang Kia)

- Các loài sử dụng: + Riềng (củ): 40 g

+ Xương khô cánh giao (nhựa): 1 thìa cà phê

- Cách dùng: Giã tươi, trộn lẫn vào nhau, đắp hay bôi lên chỗ bị bệnh. - Liều dùng: Bôi hay đắp 3-4 tiếng/ngày, đến khi nào khỏi thì thôi.

Bài 8: Chữa Bướu thịt ở cổ (bà Bùi Thị Lương, thôn Sài Lình, xã Pà Cò)

- Các loài sử dụng:

+ Hoàng màn (lá): 30 g + Củ cái (lá): 30 g

- Cách dùng: Giã tươi, trộn lẫn vào nhau, đắp.

- Liều dùng: Đắp 5 tiếng/ ngày, liên tục trong 7-10 ngày.

Nhóm 11: Các bài thuốc chữa bệnh ngoại thương

Bài 1: Chữa rắn cắn (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Dền cơm (thân non và lá): 5 g + Nghể lá răm (lá): 5 g

- Cách dùng: Giã tươi, trộn lẫn vào nhau, đắp vào vết cắn. - Liều dùng: Đắp liên tục, 3 giờ thay một lần, đắp 5-7 ngày liền.

Bài 2: Chữa rắn cắn (Bà Bùi Thị Lương, thôn Sài Lình, xã Pà Cò)

- Các loài sử dụng:

+ Rau tàu bay (Lá): 5 g

Bài 3: Chữa viêm răng lợi (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Móc mèo (lá): 5 g + Lá lốt (rễ): 10 g

- Cách dùng: Giã tươi ngậm không nuốt. - Liều dùng: Ngậm khi đau, khỏi thì thôi.

Bài 4: Chữa gầy xương (Bà Bùi Thị Lương, thôn Sài Lình, xã Pà Cò)

- Các loài sử dụng:

+ Thanh táo (thân non, lá): 10 g + Huyết giác (thân non): 5 g + Ráy leo (lá): 10 g

- Cách dùng: Giã tươi, trộn đều, đắp lên vết thương.

- Liều dùng: Đắp liên tục, 5-7 giờ thay 1 lần. Đắp 7-10 ngày hay đến khi khỏi thì thôi.

Bài 5: Chữa Bong gân, sai khớp (Bà Bùi Thị Lương, thôn Sài Lình, xã Pà Cò)

- Các loài sử dụng:

+ Cẩm (thân và lá): 20 g + Ráy leo (lá): 20 g

- Cách dùng: Giã tươi, trộn đều, đắp lên vết thương.

- Liều dùng: Đắp liên tục, 4-5 giờ thay 1 lần. Đắp 7-8 ngày hay đến khi khỏi thì thôi.

Bài 6: Chữa Bỏng do lửa (Bùi Thị Lý, thôn Pà Khóm, xã Hang Kia)

- Các loài sử dụng:

+ Cốt toái nhỏ (lá): 5 g

+ Bứa lá dài (nhựa mủ): 1 thìa cà phê

- Cách dùng: Giã tươi, trộn lẫn với mủ, bôi lên chỗ bỏng.

- Liều dùng: Bôi liên tục, 2-3 giờ thay 1 lần, đến khi nào đỡ bỏng rát thì thôi.

Bài 1: Lợi sữa hay phụ nữ sau sinh không có sữa (Bà Quách Thị Đông, xóm Tam Hoà, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Cỏ sữa (cả cây): 50 g

+ Tầm gửi gỉ sắt (cả cây): 50 g + Cơm nếp (thân và lá): 30 g + Rau má (cả cây): 30 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sắc uống.

- Liều dùng: 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 3-5 thang/đợt.

Bài 2: Điều kinh (Bà Quách Thị Đông, xóm Tam Hoà, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Bòm trung quốc (rễ): 10 g + Sầm bù (vỏ thân): 30 g + Ngải máu (củ): 5 g + Gừng tía (củ): 5 g

+ Xuyên tâm liên (thân non và lá): 50 g - Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sắc uống.

- Liều dùng: 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 5-6 thang/đợt.

Nhóm 13: Các bài thuốc chữa bệnh trẻ em

Bài 1: Sài đẹn ở trẻ em (Ông Bạch Chí Tình, xóm Bàu Báu, xã Tân Sơn)

- Các loài sử dụng:

+ Kiến cò (thân và lá): 50 g + Ké hoa đào (lá): 50 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc đặc lên, uống. - Liều dùng: 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 6 thang/đợt.

Bài 2: Tưa lưỡi trẻ em (Bà Bùi Thị Lương, thôn Sài Lình, xã Pà Cò)

- Cách dùng: Giã tươi, lấy nước, trộn lẫn với mật ong rừng, bôi. - Liều dùng: bôi 3 lần/ngày. Mỗi đợt 3-5 ngày.

Bài 3: Chữa Giun trẻ em (bà Bùi Thị Lương, thôn Sài Lình, xã Pà Cò)

- Các loài sử dụng:

+ Sử quân tử (toàn cây): 50 g

+ Quất hồng bì (lá và quả, hạt): 50 g + Keo giậu (hạt): 5 g

- Cách dùng: băm nhỏ, phơi khô, sắc đặc lên uống.

- Liều dùng: Uống 1 lần, vào sáng sớm, trước khi ăn 2-3 giờ. Dùng 1-2 ngày/đợt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)