Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 46 - 48)

- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm bị thương, bị ngã, bị thương chảy máu, bị bỏng, rắn cắn).

4.3.1. Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận.

Việc nghiên cứu về các bộ phận sử dụng giúp cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và định hướng được khi phân tích về thành phần hoá học cũng như dược tính của nó. Trong việc sử dụng cây thuốc theo kinh nghiệm Y học cổ truyền cho thấy, các bộ phận khác nhau của cây được dùng vào những mục đích khác nhau, mặt khác cùng bộ phận của cùng một cây cũng có những tác dụng khác nhau tùy theo cách vận dụng của các thầy thuốc. Chúng tôi đã thống kê các bộ phận của các loài cây thuốc được đồng bào dân tộc Mường tại khu BTTN Hang Kia – Pà Cò sử dụng cho việc chữa bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng sau.

Bảng 4.9. Sự đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc TT Các bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % so với tổng số 1 Lá 171 42,22 2 Toàn cây 144 35,55 3 Thân, cành, vỏ thân 106 26,17 4 Rễ, Củ (gồm cả thân củ) 69 17,03 5 Quả 13 3,20 6 Hạt 10 2,47 7 Hoa, nụ hoa 9 2,22 8 Nhựa mủ 6 1,48 9 Lông 1 0,25

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tỷ lệ %

Biểu đồ 4.4. Tỷ trọng sự phân bố số lượng các bộ phận sử dụng làm thuốc

Theo kết quả thống kê được, chúng tôi thấy bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá cây với 171 loài, chiếm 42,22% so với tổng số loài. Lá được dùng ở dạng tươi, có thể uống nếu như không có độc như Hàm ếch (Saurupus chinensis), Nhọ nồi (Eclipta prostrata) hay giã nhỏ đắp như Củ cái (Dioscorea alata), Ráy leo (Pothos repens), An điền vòng (Hedyotis verticilata) hoặc đun để tắm chữa ghẻ lở, ngứa, ban như Ráy (Alocasia macrorrhizos), Cơm nguội 5 cạnh (Ardisia quinquegona), có thể dùng dưới dạng phơi khô, sắc uống như Bàn hạ (Typhonium blumei), Bòng bong (Lygodium spp.). Lá có thể được dùng riêng hay phối hợp với các loài cây khác để chữa bệnh. Có thể nói lá cây được sử dụng khá đa dạng cả về cách thức sử dụng lẫn công dụng.

Bên cạnh những loài cây được sử dụng cả cây để làm thuốc thì bộ phận thân cây (gồm cả cành cây, vỏ thân) cũng được sử dụng khác nhiều, với 106 loài, chiếm 26,17% so với tổng số loài. Với thân chủ yếu là được băm nhỏ, phơi khô rồi đem sắc uống, một số ít được đun sôi uống như Dầu giun (Chenopodium ambrosioides), Cứt quạ (Gymnopetatum cochinchinense), hay giã đắp chữa các bệnh ngoài ra như Cúc xít (Synedrella nodiflora), Nhọ nồi (Eclipta prostrata). Thân thường chữa nhiều loại bệnh như viêm gan, thận, tiêu hoá, thấp khớp, gẫy xương, ghẻ lở,…

Bộ phận rễ, củ (cả thân củ) thường được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc chữa trị bệnh và cũng được sử dụng tương đối nhiều, với 69 loài, chiếm 17,03% so với tổng số loài. Rễ cây có thể được giã/đun tươi uống Bông vàng (Abroma augusta), Lá han tía (Laportea violacea) hay phơi khô sắc uống như Vuốt hùm

(Caesalpinia minax), Móng bò lông xám (Bauhinia championii), chữa các bệnh như đau xương, trị giun sán, xoa bóp,...

Các bộ phận còn lại như hoa, quả, hạt cùng được sử dụng nhưng không nhiều như thân, rễ, lá. Tuy thế đây thường là các loài chữa các bệnh độc đáo như hoa của cây Mào gà (Celosia argentea) chữa Sỏi thận, xuất huyết dạ dày,... hay có nhiều loài vừa có tác dụng chữa bệnh vừa là thứ ăn ngon như: Trám trắng (Canarium album); Đu đủ (Carica papaya), Tai chua (Garcinia cowa)...

Bên cạnh đó, còn có 6 loài có thể lấy nhựa mủ để chữa bệnh như Bứa lá dài (Garcinia oblongifolia), Dầu mè (Jatropha curcas) chữa các bệnh như ngoài da, bỏng lửa, tưa lưỡi trẻ em,... hay 1 loài lấy còn có thể lấy lông từ thân chữa bệnh: Lông cu li (Cibotium barometz).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)