- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm bị thương, bị ngã, bị thương chảy máu, bị bỏng, rắn cắn).
43 10,62 12 Bệnh phụ nữ (gồm kinh không đều, thấy sớm kỳ, kinh
4.4.3. xuất các biện pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian:
thành lập đến nay đã có nhiều chương trình hành động được thiết lập nhằm bảo tồn đa dạng sinh học (trong đó có tài nguyên cây thuốc). Qua quá trình điều tra, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian:
* Chương trình bảo vệ: Bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý bảo vệ tài nguyên. Xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm xác định ranh giới khu bảo tồn ngoài thực địa, xây dựng trụ sở Ban quản lý và các trạm bảo vệ, sửa chữa và nâng cấp hệ thống đường chính phục vụ công tác quản lý và bảo vệ rừng. Chương trình Quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của khu bảo tồn, thi hành luật quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng ở Việt Nam.
* Chương trình phục hồi sinh thái rừng: Chương trình này tiến hành ở các xã Lũng Mai, Lũng Ấn, một phần xã Hang Kia nhằm mục đích bảo vệ và sử dụng bền vừng, hài hoà với phát triển kinh tế của người dân thôn bản.
* Chương trình nghiên cứu khoa học: Nhằm cung cấp những thông tin về giá trị đa dạng sinh học của khu bảo tồn, nhằm phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và định hướng phát triển các chương trình, kế hoạch cuả khu bảo tồn trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Ban quản lý khu BTTN HK-PC cũng tăng cường năng lực nghiên cứu và hiểu biết về bảo tồn đa dạng sinh học trong đội ngũ cán bộ của KBT, đặc biệt trong các lĩnh vực về rừng, tài nguyên thiên nhiên (TNTN).
* Chương trình truyền thông, giáo dục: Thu hút người dân cùng tham gia công tác bảo tôn thiên nhiên, khích lệ sử dụng bền vững nguồn TNTN, nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về bảo tồn TNTN và tầm quan trọng của HST rừng đối với môi trường.
* Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đệm: Xây dựng các chương trình phát triển, có sự đầu tư riêng, trên cơ sở đánh giá kinh tế xã hội trong vùng đệm, các cộng đồng địa phương sẽ là nguồn lực quan trọng để thực hiện các dự án, phục hồi rừng.