- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm bị thương, bị ngã, bị thương chảy máu, bị bỏng, rắn cắn).
4.2.3. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống tại khu vực nghiên cứu.
Qua phân tích đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc cho thấy mỗi loài cây thuốc có đặc điểm phân bố theo môi trường sống rất phong phú và phức tạp. Có
những loài cây sống ở những vùng núi cao hay vùng núi thấp hay trong rừng nguyên sinh, thứ sinh, hay sống trong vách đá ẩm,…
Với môi trường sống hết sức phức tạp và đa dạng của các loài cây thuốc, chúng tôi tạm chia môi trường sống của các loài cây thuốc được đồng bào dân tộc Mường tại khu BTTN Hang Kia-Pà Cò, tỉnh Hoà Bình sử dụng theo 7 nhóm chính là rừng nguyên sinh có thể bị tác động; rừng thứ sinh; rừng cây bụi; ven suối, khe và thung lũng ẩm; dưới nước (suối, ao hồ,…); bãi hoang, bờ ruộng, ven đường; vườn nhà,… Qua đó chúng tôi thấy, các cây thuốc phân bố chủ yếu ở trạng thái tự nhiên, chỉ có 48 loài (chiếm 11,85%) là cây trồng trong vườn nhà với mục tiêu làm thuốc, số liệu được chỉ ra ở bảng sau:
Bảng 4.7. Thống kê các loài cây thuốc theo môi trường sống
TT Nơi phân bố Số loài Tỷ lệ (%)
1 Rừng nguyên sinh, có thể bị tác động 152 37,53
2 Rừng thứ sinh 286 70,62
3 Rừng cây bụi 191 47,62
4 Ven suối, khe, thung lũng ẩm 64 15,80
5 Nước (suối, ao hồ,…) 2 0,49
6 Bãi hoang, bờ ruộng, ven đường,… 178 43,95
7 Vườn nhà 48 11,85
Ghi chú: Tổng số loài và tổng số % lớn hơn 100% do một loài có nhiều môi trường sống khác nhau.
Qua bảng trên cho thấy số lượng loài cây thuốc phân bố trên các sinh cảnh là rất khác nhau. Trong số các loài cây thuốc mọc ở trạng thái tự nhiên được đồng bào dân tộc Mường sử dụng, các loài phân bố ở các loại hình rừng nguyên sinh bị tác động, rừng thứ sinh, thuộc khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên chiếm tỷ lệ khá cao (các loài cây thuốc sống ở 2 môi trường 1 và 2) với số lượng loài là 292, chiếm 72,10% số loài cây thuốc đã được xác định). Đây thường là những đại diện cây gỗ, bụi, leo sống dưới tán rừng, ven rừng, đặc biệt có nhiều loài
rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh cũng như việc thúc đẩy quá trình tái sinh rừng.
Bên cạnh đó là các loài cây thuốc sống ở bãi hoang, ven đường, bờ ruộng, nhóm này chủ yếu là các đại diện cây bụi và cây thảo, với 178 loài, chiếm 43,95% tổng số loài.
Chiếm tỷ lệ ít nhất là nhóm cây sống dưới nước (suối, ao hồ,…), chỉ có 2 loài, chiếm 0,49%. Nhóm này chủ yếu là các loài cây thân thảo.
0 50 100 150 200 250 300 1 2 3 4 5 6 7 Số loài
Biểu đồ 4.3. Số lượng của các loài cây thuốc phân bố theo môi trường sống
Trong đó: 1. Rừng nguyên sinh, có thể bị tác động; 2. Rừng thứ sinh; 3. Rừng cây bụi; 4. Ven suối, khe, thung lũng ẩm; 5. Nước (suối, ao hồ,…); 6. Bãi hoang, bờ ruộng, ven đường,…; 7. Vườn nhà.