Sự đa dạng về số lượng các bộ phận của từng loại được sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 48 - 50)

- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm bị thương, bị ngã, bị thương chảy máu, bị bỏng, rắn cắn).

4.3.2. Sự đa dạng về số lượng các bộ phận của từng loại được sử dụng.

Đối với các loài cây thuốc, mỗi loài cây có thể chỉ một bộ phận được sử dụng (như thân hay rễ hay lá) nhưng có loài lại có nhiều bộ phận được sử dụng như (thân và lá; hoa và hạt; vỏ của thân, quả và rễ,…), nhiều loài cả cây có tác dụng chữa bệnh (nếu có cả thân, rễ, lá chúng tôi xếp vào cả cây). Nhiều bệnh phải kết hợp nhiều bộ phận hay nhiều cây mới có tác dụng tốt. Đôi khi trong một cây bộ phận này có tích nhưng bộ phận khác lại gây độc. Từ số liệu điều tra được, chúng tôi bước đầu thống kê như sau:

- Số loài cây có 1 bộ phận sử dụng là 170 loài, chiếm 41,98 % tổng số loài. - Số loài cây có thể sử dụng cả cây là 144 loài, chiếm 35,55 % tổng số loài. - Số loài cây có 2 bộ phận sử dụng là 77 loài, chiếm 19,01 % tổng số loài. - Số loài cây có 3 bộ phận sử dụng là 14 loài, chiếm 3,46 % tổng số loài. Kết quả trên cho thấy các bộ phận sử dụng làm thuốc thường lấy 1 bộ phận của cây là chủ yếu; việc sử dụng 2 bộ phận của cây hay toàn cây cũng chiếm tỷ lệ khá lớn và ít nhất là sử dụng 3 bộ phận của cây. Các loài sử dụng 1-2 bộ phận thường là các loài cây gỗ, bụi. Bên cạnh đó, các loài sử dụng cả cây thường là các loài cây thân cỏ.

Từ kinh nghiệm Y học cổ truyền cho thấy từ một cây có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh và ngược lại có những bệnh phải kết hợp dung nhiều loài cây mới có hiệu quả cao.

Theo tài liệu của Lê Trần Đức (1997) “Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu”, chúng tôi tạm chia việc sử dụng các cây thuốc dân tộc để chữa bệnh theo các nhóm bệnh. Chi tiết được chỉ ra ở bảng sau:

Bảng 4.10. Sự đa dạng về các nhóm chữa trị bệnh bằng cây thuốc dân tộc

TT Các nhóm bệnh chữa trị Số

loài với tổng số Tỷ lệ % so

1 Bệnh ngoại cảm (gồm cảm mạo phát sốt ớn lạnh, nghẹt mũi, cảm cúm hơi sốt sợ lạnh, đau mỏi, cảm gió lạnh, rét run, cảm nóng rét nắng mưa thời khí hỗn tạp, cảm về mùa hè nôn đầy, cảm cúm mùa hè sốt dai đau mình, cảm nắng hay sốt nóng đơn thuần, nóng rét qua lại, sốt rét cơn, sốt dị ứng, phát ngứa sưng phù, bệnh ôn nhiệt sốt hè thu, trúng gió méo mồm lệch mắt, trúng phong thấp hôn mê co cứng, trúng phong hàn hôn mê quyết lạnh)

32 7,90

2 Bệnh về hô hấp (ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, viêm mũi dị ứng, ho, viêm họng, ho đờm, ho khan, viêm phế quản, viêm phổi, sưng phổi, hen phế quản, hen suyễn, suyễn thở, ho lao)

34 8,40

3 Bệnh về huyết mạch (gồm các loại chảy máu, huyết áp cao, huyếp áp thấp, hạ đường huyết, mạch máu xơ cứng (tắc mạch, giãn mạch), đau tim)

29 7,16

4 Bệnh về tâm thần (gồm khó ngủ hồi hộp, ngủ lờ mờ không sâu, dễ tỉnh, điên cuồng, tinh thần phân liệt (sấu uất), động kinh, kinh giản)

14 3,46

5 Bệnh về tiêu hoá (nghẹn nuốt khó, nấc cụt, ợ, nôn oẹ, nôn mửa, đau bụng không tiêu, đau bụng lạnh dạ, nóng ruột chán cơn, táo bón, ỉa chảy phân loãng, sống phân, ỉa xối ra nước không dứt, lỵ mới phát, lỵ ra máu, có sốt, lỵ mạn tính, thổ tả, đau bụng giun quấy, trục giun, ngộ độc, đau dạ dày, viêm đại tràng mạn tính, lòi dom và trĩ mới phát).

121 29,88

6 Bệnh về tiết niệu và gan thận (gồm tiểu tiện không thông, đái buốt, đái đục, đái dưỡng trấp, đái ra cát sỏi, phủ thũng, viêm cầu thận cấp, thấp thũng, viêm gan, truyền nhiễm, sưng gan (áp-xe), viêm gan mạn tính, xơ gan mạn tính, xơ gan cổ trướng, viêm túi mật, sỏi mật, đái tháo nhạt không rõ nguyên nhân, đái tháo đường, viêm tiền liệt tuyến, vô niệu do nhiễm độc hay uất hoả).

7 Bệnh về sinh dục (gồm thận hư, tinh yếu, di mộng tiết hoạt tinh, liệt dương)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài nguyên cây thuốc được đồng bào dân tộc mường sử dụng tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)