Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn
a) Khí hậu
Mường Chà thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của 2 khối khơng khí lớn: Khối khơng khí phía Bắc khơ và lạnh; khối khơng khí phía Tây Nam khơ và nóng ẩm. Trong một năm có 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa này nóng, ẩm, mưa nhiều. Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này khơ hanh và lạnh. Nhiệt độ bình qn năm: 22,70C. Nhiệt độ cao tuyệt đối: 42,50C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 3,40C.
Lượng mưa trung bình năm là 1.600 mm. Lượng mưa cao nhất trong mùa Mưa là 2.200 mm, lượng mưa trong mùa này chiếm 86% tổng lượng mưa cả năm, thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8, trong thời gian này thường xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Lượng mưa thấp nhất vào mùa Khô là 300mm,
- Độ ẩm khơng khí bình quân năm là 81%, cao nhất là 86%, thấp nhất là 77%.
Nhìn chung, khí hậu trong vùng tuy có những yếu tố khắc nghiệt nhưng tổng thể các yếu tố vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho phép phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất cũng cần xây dựng những biện pháp phòng chống thiên tai: lũ quét, sạt lở, khô hạn, sương muối... để hạn chế những yếu tố khắc nghiệt do thời tiết gây ra.
b) Thuỷ văn
Vùng có mạng lưới sơng suối khá dày đặc được tạo nên bởi các hệ thống chính sau:
- Hệ thống sơng Nậm Mức: Bắt nguồn từ nước Cộng hòa dân chủ ND Lào, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Đặc điểm của sông Nậm Mức là lịng sơng tương đối rộng, chảy quanh co, ít thác ghềnh. Sơng Nậm Mức được cung cấp nước bởi rất nhiều dòng suối lớn nhỏ khác nhau ở phần thượng nguồn, tổng chiều dài của sông Nậm Mức chảy qua địa bàn huyện Mường Chà khoảng trên 18,5 km và cuối cùng hợp lưu với sông Đà, chảy qua các xã Mường Mươn, Hừa Ngài, Pa Ham, Sá Tổng. Lưu lượng mùa lũ lớn nhất lên tới 2.250m3/s. Các chi lưu chính của sơng Nậm Mức gồm hệ thống suối Nậm Chim và hệ thống suối Nậm Mươn. Ngoài ra cịn nhiều suối nhỏ đổ trực tiếp ra sơng Nậm Mức.
- Hệ thống Suối Nậm Lay: Bắt nguồn từ khu vực xã Huổi Lèng chảy qua các xã Huổi Lèng, Mường Tùng, đến thị xã Mường Lay rồi đổ ra sơng Đà. Các chi lưu chính của sơng Nậm Lay gồm hệ thống suối Nậm He và hệ thống suối Sun Lay. Đầu nguồn của các hệ thống này đều có nhiều suối nhỏ, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh.
- Hệ thống suối Nậm Bay: Bắt nguồn từ đỉnh núi Huổi Long Dạo, cao 1239m thuộc xã Si Pa Phìn, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, là hợp thủy của nhiều suối nhỏ như suối Huổi Lông Dao, Huổi Pong, Huổi Sân, Huổi Mẹo, Huổi Hang Ché, Huổi Háng,... cuối cùng hợp lưu với suối Nậm He để chảy ra sông Đà. Đặc điểm của suối Nậm Bay là lòng hẹp, chảy quanh co, nhiều gềnh thác, chiều dài của suối Nậm Bay chảy trong địa bàn huyện là 17,5 km. Đặc điểm chung của các sông, suối trên là chảy quanh co và dốc, lưu lượng khơng ổn định trung bình là 122m3/s.
- Suối Nậm Mươn: Bắt nguồn từ độ cao 1767 m của dãy núi cao Pu Huổi Lèng thuộc xã Huổi Lèng huyện Mường Chà, chảy theo hướng Tây Bắc – Tây Nam, cuối cùng hợp lưu với sông Nậm Mức tại bản Co Đứa xã Mường Mươn. Đặc điểm của Suối Nậm Mươn là lịng tương đối rộng, bằng phẳng, ít gềnh thác. Tổng chiều dài của suối Nậm Mươn chảy trong địa bàn là 6 km.
- Suối Nậm Chim: Bắt nguồn các dãy núi cao Pu Huổi Lèng thuộc xã Sa Lông và núi Huổi Luông cao 1442m thuộc xã Si Pa Phìn, chảy theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam, chảy trong địa bàn dự án là 22,5 km cuối cùng hợp lưu với sông Nậm Mức. Đặc điểm của suối Nậm Chim là lòng hẹp, quanh co, nhiều gềnh thác.