Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ huyện Mường Chà,
4.2.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính
Phân bố N/D1.3 thể hiện quy luật sắp xếp các thành phần cấu tạo nên quần thể cây rừng trong không gian và theo thời gian. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thống kê, dự đốn trữ lượng, sản lượng rừng nên nó là quy luật quan trọng trong kết cấu lâm phần. Từ quy luật cấu trúc này, có thể đánh giá được kết cấu của rừng, hướng đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp để xây dựng quần xã thực vật có năng suất và tính ổn định cao. Thơng qua mật độ của từng cấp kính có thể biết được rừng đang ở trạng thái nào, dự báo xu hướng phát triển.
Kết quả nghiên quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính ở rừng phòng hộ cấp rất xung yếu và cấp xung yếu được tổng hợp như sau:
Hình 4.4 cho thấy, hình dạng phân bố N/D1.3 ở 48 OTC khá giống nhau và số lượng cây đạt cực đại tại cỡ kính thứ nhất (D1.3 = 8 cm) hoặc cỡ đường kính thứ hai (D1.3 = 12 cm) và có xu hướng giảm dần khi cỡ đường kính tăng lên, điều này cho thấy phân bố N/D1.3 tại khu vực nghiên cứu theo quy luật phân bố giảm đặc trưng cho rừng tự nhiên hỗn lồi khác tuổi.
kính khơng có cây nào, như OTC 4 – Huổi Lèng, OTC 2 – Mường Mươn, OTC 1, OTC 2 – Sa Lông, OTC 1, OTC 3 – Mường Chà, OTC 1, OTC 4 – Huổi Mí, OTC 1, OTC 3, OTC 4 – Hừa Ngài, OTC 1 – Mường Tùng, OTC 2 – Nậm Nèn, OTC 1 – Pa Ham, OTC 1, OTC 3, OTC 4 – Sá Tổng. Một số OTC có cỡ đường kính lớn nhất ≤ 20 cm như OTC 3 – Ma Thì Hồ, OTC 2 – Huổi Mí, OTC 4 – Hừa Ngài hay có một số OTC có cỡ đường kính lớn nhất ≤ 16 cm như OTC 1 – Nậm Nèn, OTC 2 – Sá Tổng.
Với cây gỗ lớn (là những cây có đường kính ngang ngực ≥70 cm) thì khơng tìm thấy ở OTC nào tại khu vực nghiên cứu.
Huổi Lèng Ma Thì Hồ
Sa Lơng Mường Chà
Huổi Mí Hừa Ngài
Pa Ham Sá Tổng
Hình 4.4. Phân bố N/D1.3 của đối tượng nghiên cứu. Các OTC 1, OTC 2 thuộc rừng phòng hộ cấp rất xung yếu; OTC 3, OTC 4 thuộc rừng phòng
hộ cấp xung yếu
Các cây gỗ lớn (đường kính ngang ngực ≥70 cm) đóng vai trị quan trọng trong lưu trữ carbon trong các khu rừng nhiệt đới và có mối liên quan nhiều với điều kiện thời tiết và khí hậu (Clark và Clark 1996). Tuy nhiên, có rất ít cây gỗ lớn trong các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Trong nghiên cứu này cho thấy khơng OTC nào có cây gỗ lớn. Một số khu rừng nhiệt đới khác như ở rừng nhiệt đới vùng thấp Neotropical, cây lớn chiếm 2% số cây (Clark và Clark 1996), hay 4,5% tổng số thân cây trong rừng nhiệt đới Tanzania (Huang và cộng sự, 2003).