Giải pháp tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại huyện mường chà, tỉnh điện biên​ (Trang 96 - 103)

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển rừng phòng hộ bền vững tạ

4.4.6. Giải pháp tổ chức quản lý

- Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Chà, Hạt kiểm lâm và UBND các xã, thị trấn trong quản lý bảo vệ rừng và trong vùng thực hiện dự án.

- Tổ chức rà soát lại việc giao rừng, cho thuê rừng, xác nhận quyền sử dụng rừng, đất rừng cho các thành phần kinh tế tham gia theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Phấn đấu đến năm 2023, hoàn thành công tác giao rừng gắn liền với giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và đất.

- Thường xuyên rà soát quy hoạch 3 loại rừng để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sản xuất; tổ chức theo dõì diễn biến tài nguyên rừng, xây dựng hoạch định chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển Lâm nghiệp bền vững.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

5.1.1. Cấu trúc rừng phòng hộ huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Tổng cộng có 13.820 cây đã được xác định từ 24 ơ tiêu chuẩn (OTC) của rừng phòng hộ cấp rất xung yếu. Mật độ cây trên các OTC dao động từ 270 cây/ha cây đến 1.320 cây/ha. Đường kính trung bình dao động từ 10,2 cm đến 22,7 cm, chiều cao trung bình nằm trong khoảng từ 10,5 m đến 16,3 m, tổng tiết diện ngang lâm phần từ 3,64 m2/ha đến 23,62 m2/ha và trữ lượng biến động từ 24,02 m3/ha đến 207,63 m3/ha.

Tổng cộng có 10.850 cây đã được xác định từ 24 ơ tiêu chuẩn (OTC) của rừng phòng hộ cấp xung yếu. Mật độ cây trên các OTC dao động từ 230 cây/ha cây đến 950 cây/ha. Đường kính trung bình dao động từ 11,7 cm đến 24,1 cm, chiều cao trung bình nằm trong khoảng từ 10,8 m đến 16,7 m, tổng tiết diện ngang lâm phần từ 4,14 m2/ha đến 29,35 m2/ha và trữ lượng biến động từ 27,37 m3/ha đến 215,74 m3/ha.

Như vậy, dựa vào tiêu chuẩn phân loại rừng của Loetschau thì đối tượng trong nghiên cứu này là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới kiểu IIB, IIIA1, IIIA3 và IIIB.

Về công thức tổ thành tầng cây cao ở rừng phòng hộ cấp rất xung yếu, số lồi cây trong mỗi ơ tiêu chuẩn (OTC) biến động từ 8 đến 32 loài nhưng số lồi cây tham gia vào cơng thức tổ thành chỉ có từ 3 đến 9 lồi. Giá trị về chỉ số quan trọng IV% của các loài ưu thế có biến động từ 5,1% đến 66,9%. Nhóm lồi ưu thế xuất hiện ở 23/24 OTC, ngoại trừ OTC 2 – Huổi Mí.

Với rừng phịng hộ cấp xung yếu, số lồi cây trong mỗi OTC ít hơn so với rừng phòng hộ cấp rất xung yếu, chỉ với từ 4 đến 19 loài, số loài cây tham gia vào cơng thức tổ thành chỉ có từ 1 đến 9 loài. Giá trị về chỉ số quan trọng IV% của các lồi ưu thế có biến động từ 5,0% đến 95,4%, và nhóm lồi ưu thế xuất hiện ở cả 24/24 OTC.

Về phân bố số cây theo cỡ đường kính, hình dạng phân bố N/D1.3 ở 48 OTC khá giống nhau và số lượng cây đạt cực đại tại cỡ kính thứ nhất (D1.3 = 8 cm) hoặc cỡ đường kính thứ hai (D1.3 = 12 cm) và có xu hướng giảm dần khi cỡ đường kính tăng lên. Ngồi ra, một số OTC có phân bố số cây khơng liên tục, nghĩa là ở một số cấp kính khơng có cây nào. Một số OTC có cỡ đường kính lớn nhất ≤ 20 cm như OTC 3 – Ma Thì Hồ, OTC 2 – Huổi Mí, OTC 4 – Hừa Ngài hay có một số OTC có cỡ đường kính lớn nhất ≤ 16 cm như OTC 1 – Nậm Nèn, OTC 2 – Sá Tổng. Với cây gỗ lớn (là những cây có đường kính ngang ngực ≥70 cm) thì khơng tìm thấy ở OTC nào tại khu vực nghiên cứu.

Về phân bố số cây theo cỡ chiều cao, hình dạng chung của phân bố số cây theo cỡ chiều cao N/HVN là phân bố một đỉnh lệch trái, chiều cao cây ở 48 OTC của các trạng thái rừng này tập trung chủ yếu vào cây có chiều cao từ 11 đến 15 m.

Độ tàn che ở rừng phòng hộ cấp rất xung yếu và xung yếu không khác nhau nhiều. Độ tàn che của rừng phòng hộ cấp rất xung yếu biến động từ 0,209 đến 0,461; giá trị này của rừng phòng hộ cấp xung yếu dao động trong khoảng 0,223 đến 0,465.

5.1.2. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Luận văn đã đánh giá tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các cấp về rừng phòng hộ huyện Mường Chà trên các mặt như quản lý Nhà nước, tổ chức sản xuất, đồng thời cũng đánh giá các chính sách trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ huyện Mường Chà; và cũng phân tích sự ảnh hưởng của các bên liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ huyện Mường Chà như Ban quản lý rừng phòng hộ, hạt Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cộng đồng dân cư sống gần rừng, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Các tổ chức và đồn thể xã hội.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đánh giá được những khó khăn tồn tại của các bên liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên như cộng đồng dân cư sống gần rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,….

5.1.3. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển rừng phòng hộ bền vững tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp như (1) Các giải pháp chung nhằm quản lý bền vững rừng phòng hộ, (2) Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch, giao đất giao rừng, (3) Giải pháp về giống cây trồng, (4) Giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ, (5) Giải pháp về cơ chế chính sách, và (6) Giải pháp tổ chức quản lý.

5.2. Tồn tại

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã rất nỗ lực nhưng do hạn chế về thời gian, nguồn lực thực hiện nên luận văn vẫn còn một số tồn tại sau:

- Luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ tự nhiên của huyện Mường Chà, mà chưa đánh giá được các mơ hình rừng phịng hộ là rừng trồng của huyện.

5.3. Kiến nghị

- Về cơng tác nghiên cứu: Nên có những nghiên cứu tiếp về mối quan hệ sinh thái giữa các loài cây hỗn giao về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh của các mơ hình rừng trồng phịng hộ, từ đó đề xuất được các biện pháp kĩ thuật lâm sinh hợp lý, tác động đúng thời điểm nhằm nâng cao khả năng phịng hộ cho các mơ hình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ nông nghiệp và phát triển Nơng thơn - Chương trình hỗ trợ ngành và đối tác (2004), Cẩm nang ngành lâm nghiệp (2004), Chương Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phịng hộ ven biển.

2. Bộ nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn - Chương trình hỗ trợ ngành và đối tác (2004), Cẩm nang ngành lâm nghiệp (2004), Chương chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam.

3. Nguyễn Anh Dũng (2007), Chuyên đề “Tổng quan về rừng phòng hộ

đầu nguồn và các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng phòng hộ đầu nguồn”.

4. Nguyễn Anh Dũng (2011), Nghiên cứu bổ sung một số giải pháp kỹ thuật và kinh tế - xã hội phục hồi rừng phịng hộ xung yếu ven hồ sơng Đà tỉnh Hịa Bình, Luận án tiến sĩ Nơng nghiệp, Viện Khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

5. Nguyễn Thanh Hải (2008), “Kết quả xây dựng mơ hình trồng cây bản

địa dưới tán rừng Keo tai tượng tại vùng phịng hộ đầu nguồn Sơng Đà”, Kết quả thực hiện hoạt động của hợp phần nghiên cứu thuộc Viện

Khoa học Lâm Nghiệp.

6. Việt Nam - Dự án hợp tác RENFODA. Võ Đại Hải (1996), “Góp phần

tìm chọn cây bản địa chất lượng cao dùng để trồng rừng ở Việt Nam”.Thông tin khoa học lâm nghiệp, (2), tr7 - 10.

7. Võ Đại Hải (2009), Kỹ thuật gây trồng cây lâm nghiệp ưu tiên, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Trần Thị Thanh Hương và Phùng Văn Khoa (2013), Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng rừng phịng hộ ven bờ lưu vực sơng Cầu, Báo cáo

Hội nghị toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật 5– Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.

9. Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998), Giống Keo lai và vai trò của cải

thiện Giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác trong tăng năng suất rừng trồng, Tạp chí Lâm nghiệp.

10. Vũ Tấn Phương và cs (2015), Nghiên cứu xác định giá trị rừng phòng

hộ ven biển vùng duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ, Viện Khoa học

Lâm nghiệp Việt Nam.

11. Nguyễn Xuân Quát (1996), “Vấn đề trồng cây bản địa”, Thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế lâm nghiệp - Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (4), tr11-12.

12. Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QPN 6 - 84) ban hành kèm theo Quyết định số 682/QDDKT ngày 01/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nơng nghiệp và PTNT).

13. Hồng Liên Sơn, Cao Lâm Anh, Đặng Văn Thuyết (2005), Báo cáo đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2004 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2006-2010, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

14. Phạm Đình Tam (1981), Nhận xét bước đầu về khả năng tái sinh tự nhiên sau khai thác ở Lâm trường 8 – Kon Hà Nừng,Tạp chí Lâm

nghiệp 7/ 1981.

15. Trần Xuân Thiệp, Vũ Văn Cần (1996), Một số loài cây bản địa phục vụ chương trình 327 ở vùng núi và trung du Đông Bắc, Thông tin khoa

học kỹ thuật và kinh tế lâm nghiệp - Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (4), tr 13-16.

16. Trường Đại học Lâm nghiệp - Bộ môn trồng rừng (1966), Trồng rừng

phịng hộ - Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội.

17. Nguyễn Bá Văn, Nguyễn Quang Khải (2006), Kết quả nghiên cứu xây

hóa ở Tử Nê - Tân Lạc - Hịa Bình, Tạp chí Khoa học Lâm Nghiệp Việt

Nam, (4), tr 215 - 222.

18. Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam (FSIV) - Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) (2002), Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng

ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Hữu Vĩnh, Ngô Quang Đê, Phạm Xuân Quảng (1986), Trồng

rừng, Giáo trình Đại học Lâm Nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Tiếng Anh

20. Ahuja M.R., Libby W.J. (1993), Clonal Forestry I and II. Spinger -

Verlag, Berlin.

21. Ball J.B., Wormald T.J. and Russo L. (1994), Experience with Mixed and single Species Plantations.

22. Bernad D. (1995), Timber Mixed - Plantation in African Tropical Humid ZonesFood and Agriculture Organization of the United Nations.

23. Clark D.B., Clark D.A. (1996), Abundance, growth and mortality of very large trees in neotropical lowland rainforest. Forest Ecology and Management 80, 235−244.

24. Forest Inventory and Planning Insititute (1996), Vietnam Forest Trees, Agricultural Publishing House, Ha Noi.

25. Hans R. (1998), Teak International Provenance trial Huay Sompoi,

Ngao - Lampang (tic).

26. Huang W., Pohjonen V., Johasson S., Nashanda M., Katigula M.I.L., Luukkanen O. (2003), Species diversity, forest structure and species composition in Tanzanian tropical forests. Forest Ecology and Management 173, 111 - 124.

27. Kolexnitsenko M.V. (1977), Sự tương tác hoá sinh của những thân cây

gỗ. Nguyễn Sĩ Đương và Nguyễn Như Khanh dịch, Nxb Khoa học Kỹ

28. Matthew J. K. (1995), Experimental Designs for the Analysis of Inter -

Species Interraction in Mixed Stands.

29. Rod K., David L. and Gary S. (1995), Fifty Years of Experience with Mixed tropical Tree Species Plantations in North Queensland.

30. Turnbul J.W, Midgley S.J, Cossalter C. (1998), Tropical Acacias planted in Asia: An overview recent developments in Acacia planting, Pp, 14–18.

31. Zheng H. (1996), Agroforestry in the tropical and South subtropical regions. Proceedings of the Third Internationai Casurania Workshop

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại huyện mường chà, tỉnh điện biên​ (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)