Các giải pháp chung nhằm quản lý bền vững rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại huyện mường chà, tỉnh điện biên​ (Trang 91 - 92)

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển rừng phòng hộ bền vững tạ

4.4.1. Các giải pháp chung nhằm quản lý bền vững rừng phòng hộ

Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu cây trồng, làm giảm năng suất và ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của rừng; làm tăng nguy cơ mất rừng, nguy cơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp; đe dọa tới đa dạng sinh học, làm thay đổi tổ thành loài, phân bố và khả năng sinh trưởng của các loài sinh vật rừng, nguy cơ xuất hiện các lồi sinh vật ngoại lai có hại sẽ tăng; làm tăng nguy cơ dịch bệnh, nguy cơ cháy rừng. Các hệ sinh thái sẽ bị suy thoái, đặc biệt là hệ sinh thái ven biển và hệ sinh thái đồi núi. Trước thảm họa biến đổi khí hậu suy thối mơi trường trên tồn quốc nói chung, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên nói riêng, các giải pháp chung nhằm quản lý bảo vệ rừng và phục hồi môi trường và nhằm thực hiện quản lý rừng bền vững:

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài ngun rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững.

- Trồng và phục hồi diện tích rừng, nâng cao chất lượng của hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn.

- Hệ thống rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn phải được quản lý chặt chẽ, bền vững.

- Hạn chế các tác động tiêu cực đối với hệ sinh thái rừng do biến đổi khí hậu (BĐKH). Nghiên cứu chọn các loài cây, các mơ hình trồng rừng phịng hộ cho những diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng có khả năng thích nghi với điều kiện do BĐKH, đồng thời khơng gây ảnh hưởng xấu tới các lồi khác để phát triển rừng.

- Nhận thức và kiến thức của các bên liên quan về dự báo, theo dõi tác động, giảm thiểu và thích ứng với BĐKH được nâng lên.

- Nắm chắc thực trạng tài nguyên rừng, bao gồm: Điều tra đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và tổng kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp;

Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất và cơ chế quản lý và chia sẻ thông tin, số liệu; Cải tiến chế độ báo cáo định kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại huyện mường chà, tỉnh điện biên​ (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)