Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.1. Dân tộc, dân số, lao động
- Dân tộc: Huyện Mường Chà tập trung nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống, trong đó: Dân tộc Hơ Mông chiếm 59,8% dân số huyện. Dân tộc Thái chiếm 23,5% dân số huyện. Dân tộc Kinh chiếm 7,9% dân số huyện. Dân tộc Khơ Mú chiếm 4,9% dân số huyện. Các dân tộc khác (Mường, Thổ, Dao, Sán Dìu...) chiếm 3,9% dân số huyện.
- Dân Số: Đến hết tháng 6 năm 2012, huyện Mường Chà có tổng số dân là 39.456 người. Mật độ dân số bình quân đạt 33 người/km2. Dân số phân bố không đều, thị trấn Mường Chà có mật độ trung bình cao nhất 99 người/km2, xã Huổi Lèng có mật độ dân số thấp nhất 14 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 1,78%/năm; Cơ cấu dân số của huyện Mường Chà như sau: Thành thị: chiếm 6,30%, nông thôn: chiếm 93,70%, nam giới chiếm 48,80%, nữ giới : chiếm 51,20%.
- Lao động: Đến hết năm 2019 số người trong độ tuổi lao động chiếm 59,5% tổng dân số, trong đó lao động nông, lâm nghiệp là chủ yếu (90,6% tổng số lao động). Lực lượng lao động qua đào tạo, có trình độ chun mơn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 9% tổng số lao động). Điều đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả lao động trong các ngành nghề trên địa bàn.
3.2.2. Thực trạng kinh tế
3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình chung của vùng. Sản xuất nơng nghiệp đang có những chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu sản xuất nơng nghiệp cũng ngày càng có sự chuyển đổi tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.
- Trồng trọt là ngành sản xuất chính của vùng, chiếm khoảng 60% giá trị sản xuất nơng nghiệp. Trong đó chủ yếu là trồng cây lương thực (ngô, lúa, sắn), ngoài ra là trồng các loài cây khác như đậu, lạc, khoai lang... Do diện tích đất canh tác nơng nghiệp ít, trình độ canh tác cịn lạc hậu, khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn hạn chế, quá trình canh tác cịn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên năng suất trong trồng trọt tuy có tăng nhưng cịn chậm.
- Chăn nuôi đang ngày càng được đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, phương pháp chăn ni chưa mang tính cơng nghiệp, chưa có trang trại mà chủ yếu vẫn theo hình thức hộ gia đình là chính. Vì vậy, sản phẩm chăn ni phục vụ cho thị trường hàng hóa cịn nhiều hạn chế; việc chăn thả gia súc nhiều nơi còn theo phương thức thả rông, ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp do gia súc phá hoại rừng trồng.
Nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện chưa được quan tâm đầu tư, chủ yếu vẫn ở quy mơ hộ gia đình để phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân địa phương.
3.2.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp
Những năm gần đây, thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng của Chính phủ, được sự quan tâm của các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương, sản xuất lâm nghiệp trong vùng dự án đã có được những bước phát triển khả quan. Diện tích đất có rừng những năm qua đã tăng đáng kể. Đặc biệt, từ năm 1999 đến năm 2011 được sự đầu tư từ nguồn vốn của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng được 37.465,15 lượt ha, giao khốn khoanh ni tái sinh rừng được 57.941,21 lượt ha, trồng rừng mới được 1.902,6 ha góp phần nâng độ che phủ của rừng lên 35,59%. Lâm sản phụ như cánh kiến, sa nhân cũng được quan tâm đầu tư và đã tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Mặc dù vậy, giá trị của ngành lâm nghiệp chủ yếu vẫn là phòng hộ bảo vệ môi trường, giá trị kinh tế chưa cao. Kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng đã xác định rõ diện tích đất rừng sản xuất, tạo điều kiện phát triển kinh tế nghề rừng. Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Chà đã tích cực tuyên truyền, giải thích cho dân hiểu rõ lợi ích của việc trồng rừng kinh tế (trồng rừng trên đất rừng sản xuất) và vận động người dân tham gia. Tuy nhiên, số hộ gia đình tham gia vẫn cịn hạn chế. Những diện tích đất ở vùng núi thấp đã được quy hoạch cho dự án trồng cây Cao su cũng khơng được người dân nhiệt tình hưởng ứng... Qua đó cho thấy thói quen sử dụng đất và canh tác theo phương thức cũ, lạc hậu là rào cản lớn trong tiến trình đổi mới sản xuất, phát triển kinh tế từ rừng.
3.2.2.3. Các ngành sản xuất khác
- Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp hầu hết hoạt động trong các doanh nghiệp tư nhân với một số lĩnh vực chủ yếu như chế biến nơng - lâm sản, khai thác khống sản. Tuy nhiên, do quy mơ nhỏ, trình độ kỹ thuật cơng nghệ còn thấp nên sản phẩm làm ra chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao.
- Xây dựng: Là địa bàn miền núi, kinh tế xã hội trong vùng chưa phát triển, khơng có khu cơng nghiệp nên các cơng trình xây dựng trên địa bàn
thường có quy mơ nhỏ. Vốn đầu tư cho hoạt động của ngành xây dựng chủ yếu dựa trên nguồn vốn của nhà nước.
- Dịch vụ: Hoạt động dịch vụ thời gian qua đã phát triển khá đa dạng và phong phú, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đặc biệt một số ngành như dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, bảo hiểm... có tốc độ phát triển đáng kể. Hoạt động vận tải đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân.
3.2.3. Thực trạng cơ cở hạ tầng và phúc lợi xã hội
3.2.3.1. Giao thông
- Quốc lộ 6A: Đoạn đi qua huyện thuộc xã Pa Ham và xã Sá Tổng, Hừa Ngài là tuyến đường đạt cấp III miền núi, nền mặt đường rộng 6-10m, mặt rộng 5,5 -7,5m mặt đường được láng nhựa. Hiện nay tuyến đường này đang được Nhà nước đầu tư mở rộng và nâng cấp.
- Quốc lộ 12: Đoạn đi qua huyện thuộc xã Mường Mươn, Na Sang, Thị trấn Mường Chà, Sa Lông, Huổi Lèng và Mường Tùng, là tuyến đường đạt cấp III miền núi, nền rộng mặt đường rộng 6-15 m, mặt rộng 5,5 -10m mặt đường được trải nhựa, chất lượng đường khá tốt. Tuyến đường này vào mùa mưa vẫn xảy ra tình trạng sạt lở, đất đá vùi lấp xuống đường.
- Tỉnh lộ 131: Đoạn đi qua huyện bắt đầu từ thị trấn Mường Chà đến xã Ma Thì Hồ, nối liền với huyện Nậm Pồ, là tuyến đường đạt cấp IV miền núi, bề rộng nền đường 5,5-7,5 m, mặt đường được láng nhựa.
- Đường xã, thị Trấn: là các tuyến liên xã, liên bản đang ngày càng được xây mới, nâng cấp và mở rộng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đi lại, giao lưu của nhân dân trong vùng và các vùng lân cận. Đến nay các tuyến đường này mới đang được trải đá cấp phối, đường đất. Bề rộng mặt đường từ 2-7m.
Bên cạnh những mặt tích cực, hệ thống giao thông vẫn còn những yếu kém như: chất lượng một số tuyến đường còn thấp, chưa đảm bảo được sự thông suốt của tuyến đường trong cả 4 mùa ở một số khu vực; Hành lang bảo
vệ an tồn giao thơng chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hạn chế khả năng vận tải của các phương tiện giao thông... Những hạn chế này cần sớm được khắc phục đảm bảo cho lưu thông trong khu vực được thơng suốt và an tồn.
3.2.3.2. Thuỷ lợi
Hệ thống thủy lợi trong khu vực đã được quan tâm đầu tư và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Trong khu vực có 38 cơng trình thủy lợi (hồ chứa, đập dâng, mương, phai...) đã góp phần giải quyết nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, những cơng trình chỉ ở mức nhỏ và vừa, một số cơng trình có chất lượng thấp, công tác nạo vét tu bổ cơng trình chưa được thường xun... dẫn đến hạn chế khả năng phát huy hiệu quả của cơng trình.
3.2.3.3. Y tế, giáo dục
- Y tế: Được sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như của ngành y tế, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh đã được nâng cấp một bước quan trọng. Trong vùng dự án có mạng lưới Y tế phát triển, huyện có 1 bệnh viện đa khoa với 50 giường bệnh và 3 phòng khám đa khoa khu vực với 30 giường bệnh; 15 trạm y tế với 45 giường bệnh, trong đó có 10 bác sỹ, 110 y sỹ kỹ thuật viên và 37 y tá, 5 dược sỹ trung cấp, 27 hộ sinh, 4 dược tá. Đến nay có 10 xã được cơng nhận chuẩn Quốc gia về y tế, trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm 7 loại vác xin đạt 97%, trẻ em uống Vitamin A đạt 97%, trẻ em suy dinh dưỡng 23,19%. Tuy nhiên, để đảm bảo đáp ứng được công tác khám chữa bệnh cho dân, cần tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng như đầu tư đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ y tế trong vùng.
- Giáo dục: Trong những năm gần đây, công tác giáo dục, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho vùng dự án đã được chú trọng, quan tâm đầu tư. Nhiều chính sách ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục đối với con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn, trong đó đáng chú ý là việc tăng cường vốn đầu tư nâng cấp cơ
sở vật chất trường lớp. Tính đến tháng 12 năm 2011, 100% số xã trên địa bàn dự án có trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Việc xây dựng trường nội trú cho con em đồng bào dân tộc ít người được đặc biệt quan tâm. Số trường ở các bậc trong vùng dự án như sau:
+ Mầm non có13 trường. + Tiểu học có 16 trường.
+ Trung học cơ sở có 13 trường + Trung học phổ thơng có 1 trường.
Tuy nhiên, ngoại trừ một số khu vực như thị trấn, trung tâm các xã có cơ sở trường lớp khá khang trang, cịn các phân trường đa số có cơ sở vật chất khá sơ sài, thiếu thốn, điều đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục ở địa phương.
3.2.3.4. Thơng tin văn hóa
Trên tồn khu vực đã được phủ sóng đài truyền thanh, truyền hình. Tất cả các xã trong vùng đã có điện lưới quốc gia. Mạng lưới viễn thông cũng từng bước phát triển, mở rộng đến các xã đã tạo điều kiện trao đổi thông tin, cập nhật tin tức được thuận lợi, nhanh chóng.
Đặc điểm văn hóa trong vùng dự án là văn hóa mang tính cộng đồng, bản sắc địa phương của một vùng núi ở Tây Bắc. Để phát triển cũng như duy trì bản sắc văn hóa của địa phương, thời gian qua, chính quyền các cấp cũng như ngành văn hóa đã quan tâm đầu tư cho các hoạt động văn hóa thơng tin. Cơng tác phát thanh truyền hình được phát triển, các trạm thu phát sóng được xây dựng ở các xã, tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa các dân tộc... Cơng tác văn hóa được quan tâm đầu tư phát triển đã nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trong vùng, tạo được tinh thần đồn kết cộng đồng các dân tộc trong q trình xây dựng phát triển kinh tế xã hội của vùng.