Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng rừng phòng hộ của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
4.1.3. Phân chia rừng phòng hộ theo 2 cấp là rất xung yếu và xung yếu
Dựa vào các tiêu chí như địa hình, độ dốc, độ cao, thành phần cơ giới và độ dày tầng đất để phân chia thì rừng phịng hộ đầu nguồn ở huyện Mường Chà có hai cấp là rất xung yếu và xung yếu.
Cấp rất xung yếu: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu lớn hơn 50 m, độ
dốc lớn hơn 35 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ 25 đến 50 m, độ dốc lớn hơn 25 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu nhỏ hơn 25 m, độ dốc lớn hơn 15 độ. Độ cao thuộc một phần ba phía trên của núi (đỉnh). Thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: Loại đất cát, cát pha, tầng đất trung bình hay mỏng có độ dày tầng đất nhỏ hơn hoặc bằng 80 cm; đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.
Cấp xung yếu: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu lớn hơn 50 m, độ
dốc từ 26 độ đến 35 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ 25 đến 50 m, độ dốc từ 15 độ đến 25 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu nhỏ hơn 25 m, độ dốc từ 8 độ đến 15 độ. Độ cao thuộc một phần ba khoảng giữa của núi (sườn). Loại đất cát hoặc cát pha, tầng đất dày lớn hơn 80 cm; đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất từ 30 cm đến 80 cm.
Trong q trình phân cấp xung yếu rừng phịng hộ, tăng cấp xung yếu thành cấp rất xung yếu đối với các trường hợp khu rừng phòng hộ liền kề với các hồ, đập thủy lợi, thủy điện trọng điểm, các thành phố, thị xã, thị trấn, đường giao thông miền núi; khu rừng phòng hộ ven hai bên bờ sơng, suối chính hoặc ven hồ, ven đập.
Hình 4.2 và hình 4.3 là bản đồ hiện trạng của rừng phòng hộ huyện Mường Chà ở cấp rất xung yếu và xung yếu. Hình 4.2 và hình 4.3 cho thấy, cả 12/12 xã đều có rừng phịng hộ ở cấp rất xung yếu và xung yếu.
Hình 4.2. Hiện trạng rừng phịng hộ cấp rất xung yếu huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
Hình 4.3. Hiện trạng rừng phịng hộ cấp xung yếu huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên