Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại huyện mường chà, tỉnh điện biên​ (Trang 32 - 34)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất

Kế thừa kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2009 - 2020 tỉnh Điện Biên, kết quả tổng thể về hiện trạng sử dụng đất như sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất

TT Hạng mục Tổng số Phân theo loại rừng

Phịng hộ Sản xuất Diện tích tự nhiên 119.942,09 I Đất lâm nghiệp 107.315,3 47.458,44 59.856,86 1 Đất có rừng 42.688,49 25.516,76 17.171,73 Rừng tự nhiên 39893,92 23889,66 16004,26 Rừng trồng 2.794,57 1627,10 1167,47 2 Đất chưa có rừng 64626,81 21941,68 42685,13 Trạng thái IC 19941,41 7965,68 11975,73 Trạng thái IB 7946,54 1407,16 6539,38

Trạng thái IA, nương 36.738,86 12568,84 24.170,02

II Đất sản xuất nông nghiệp 9.796,25

III Đất phi nông nghiệp 1921,6

IV Đất khác 908,94

Theo số liệu thống kê trong bảng 3.1, tổng diện tích tự nhiên trong vùng là 119.942,09 ha bao gồm:

- Diện tích đất lâm nghiệp là 107.315,3 ha chiếm 89,47% tổng diện tích tự nhiên.

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 9.796,25ha chiếm 8,17% tổng diện tích tự nhiên.

- Diện tích đất phi nơng nghiệp là 1.921,6ha chiếm 1,61% tổng diện tích tự nhiên.

Như vậy, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đáng chú ý là rừng sản xuất, loại rừng được tác động kinh doanh chiếm hơn 50% diện tích đất lâm nghiệp, nếu có kế hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất lâm nghiệp, nhất là rừng sản xuất sẽ tạo cơ hội tốt để khai thác tiềm năng đất đai trong vùng. Điều đó sẽ góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế của vùng dự án.

Diện tích đất có rừng chiếm 35,59% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 39,78% tổng diện tích đất lâm nghiệp cho thấy diện tích có rừng trên địa bàn huyện thấp hơn mặt bằng trung của tỉnh nhưng đang chuyển đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng chiếm 2,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp lại cho thấy công tác xây dựng phát triển rừng thông qua biện pháp tạo rừng nhân tạo còn nhiều hạn chế, là tiềm năng có thể khai thác gỗ trong những năm tới. Điều này cần được khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng.

Diện tích đất chưa có rừng chiếm tới 53,88% tổng diện tích tự nhiên là thế mạnh để phát triển rừng trồng trên địa bàn, trong đó: đất trống trảng cỏ (trạng thái IA) và nương quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm 30,63% tổng diện tích tự nhiên, đất trống cây bụi (trạng thái IB) chiếm 6,63% tổng diện tích tự nhiên, đất trống có cây gỗ rải rác (trạng thái IC) chiếm 16,63% tổng diện tích tự nhiên, như vậy vùng dự án còn nhiều đất trống. Đặc biệt, loại đất trống trảng cỏ gần như khơng có khả năng phịng hộ, giữ đất, điều hòa nguồn nước chiếm 30,63% tổng diện tích tự nhiên cho thấy cơng tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong vùng dự án trong những năm tới là vấn đề cấp bách cần được quan tâm trong quy hoạch. Diện tích đất trống đồi trọc (các trạng thái IA, IB, IC, nương) chiếm tới 53,88% tổng diện tích tự nhiên, như vậy tiềm năng đất đai của vùng dự án cho phát triển lâm nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn đối với quá trình sử dụng đất sao cho hợp lý trong quá trình xây dựng phát triển rừng cũng như xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở vùng dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển và quản lý rừng phòng hộ bền vững tại huyện mường chà, tỉnh điện biên​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)