Cảm biến kích nổ

Một phần của tài liệu Tính Toán thiết kế động cơ đốt trong (Trang 104 - 105)

- Giao tiếp ngõ ra

2.7. Cảm biến kích nổ

2.7.1. Chức năng nhiệm vụ

Nhiệm vụ của cảm biến kích nổ Knock Sensor là để đo tiếng gõ trong động cơ và phát ra tín hiệu điện áp gửi về ECU, từ đó ECU sẽ nhận và phân tích tín hiệu đó để điều chỉnh góc đánh lửa sớm làm giảm tiếng gõ (Thông thường tiếng gõ sinh ra là do va đập các chi tiết cơ khí trong động cơ bởi hiện tượng kích nổ).

2.7.2. Cấu tạo

Cảm biến kích nổ có cấu tạo bởi 1 vật liệu áp điện, tinh thể thạch anh. Khi có tiếng gõ, cảm biến với tinh thể thạch anh sẽ tự phát ra điện áp và gửi về ECU.

Hình 2.7 Cảm biến kích nổ

2.7.3. Nguyên lí làm việc

Khi động cơ hoạt động, vì lý do nào đó dẫn tới có tiếng gõ (tự kích nổ, động cơ nóng quá, va đập cơ khí….) cảm biến sẽ tạo ra 1 tín hiệu điện áp gửi về ECU và ECU sẽ điều chỉnh trễ góc đánh lửa lại để giảm tiếng gõ.

Cụ thể: Các phần tử áp điện của cảm biến kích nổ được thiết kế có kích thước với tần số riêng trùng với tần số rung của động cơ khi có hiện tượng kích nổ để xảy ra hiệu ứng cộng hưởng (f = 6KHz – 13KHz).

Như vậy, khi động cơ có xảy ra hiện tượng kích nổ, tinh thể thạch anh sẽ chịu áp lực lớn nhất và sinh ra một điện áp. Tín hiệu điện áp này có giá trị nhỏ hơn 2,5V. Nhờ tín hiệu này, ECU động cơ nhận biết hiện tượng kích nổ và điều chỉnh giảm góc đánh lửa cho đến khi khơng cịn kích nổ. ECU động cơ có thể điều chỉnh thời điểm đánh lửa sớm trở lại

Nhóm thực hiện: Nhóm 5 102

Một phần của tài liệu Tính Toán thiết kế động cơ đốt trong (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)