Làm thế nào giao tế nhân sự tốt trong tổ chức

Một phần của tài liệu Chương 4: Tuyển dụng nhân lực (Trang 46 - 49)

D. Tiến trình thiết lập và quản trị hệ thống lương bổng

1.4.3Làm thế nào giao tế nhân sự tốt trong tổ chức

GIAO TẾ NHÂN SỰ

1.4.3Làm thế nào giao tế nhân sự tốt trong tổ chức

Sau khi nghiên cứu các hành vi ứng xử trong tổ chức và động lực kích thích, chúng ta ứng dụng được gì trong thực tế?

Muốn giao tế nhân sự tốt trong một tổ chức, đặc biệt là để được người khác chấp nhận, quý mến và nể trọng, nhà quản trị cần phải có:

 Các đức tính của nhà quản trị:

Để được người khác chấp nhận, quý mến và nể trọng, nhà quản trị cần phải có những đức tính sau:

- Khiêm tốn - Tự tin

- Ý chí và nghị lực

- Quan tâm đến người khác

- Cương quyết nhưng nhưng không cứng ngắc. - Có triết lý sống phù hợp

 Muốn đối nhân xử thế phải tri kỷ tri bỉ

Nhà quản trị phải biết người biết ta. Con người suy nghĩ thường có ý chí, nhưng lại thường hành động theo cảm tính. Vì vậy, nhà quản trị cần phải:

- Biết đề phòng khi thấy những người cùng có tham vọng như nhau về cùng một vấn đề.

- Biết kẻ thù đáng sợ nhất là ai.

- Biết kính nhi viễn chi trong cư xử ( đối với cấp trên và cấp dưới phải biết giữ khoảng cách).

 Thái độ cần phải có để không mất lòng ai

Vấn đề khó là “ muốn được lòng mọi người là không được lòng ai cả”. Nhà quản trị nên theo phương châm sau:

- Tiên trách kỷ, hậu trách nhân

- Không muốn người ta làm cho mình, thì đừng làm thế với kẻ khác.

o Không bắt bẽ, chỉ trích người khác.

o Không châm trọc để người ta xấu hổ.

o Không hạ thấp người khác.

o Không ghen tức.

- Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết mới sống. Nhà quản trị cần uyển chuyển, trầm tĩnh và kín đáo.

 Thái độ ứng xử để đắc nhân tâm - Khen tặng thật tình.

- Muốn khuyến khích phải khơi dậy bản chất người đó. - Thành thật chú trọng đến người khác.

- Giữ nụ cười trên môi. - Nhớ tên người.

- Biết lắng nghe.

- Nói chuyện về sở thích, hoài bão của người ta. - Làm cho người đối thoại thấy cái quan trọng của họ. - Nói về thành công của họ.

 Nghệ thuật khuyến khích nhân viên

Ngoài phong cách, kỹ năng quản trị; bố trí đúng người, đúng lúc, đúng chỗ; lương bổng và đãi ngộ công bằng với các nhân viên…, nhà quản trị còn cần phải có nghệ thuật:

- Để họ tin họ hành động hoàn toàn theo sáng kiến của họ. - Làm cho họ đồng ý ngay từ đầu.

- Đặt mình vào vị trí của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gợi những tình cảm cao thượng nơi họ - Khen những tiến bộ sang kiến nhỏ nhất. - Tặng chức vụ hay tước hiệu.

- Gây cho họ một thanh danh. - Biết từ chối một cách tế nhị.

- Hãy thách đố, khích họ nếu các phương pháp trên không có hiệu quả.

 Nghệ thuật sửa sai

- Giữ thể diện cho người sai lỗi. - Gợi ý cho họ hiểu lỗi của họ.

Một phần của tài liệu Chương 4: Tuyển dụng nhân lực (Trang 46 - 49)