Động lực kích thích

Một phần của tài liệu Chương 4: Tuyển dụng nhân lực (Trang 45 - 46)

D. Tiến trình thiết lập và quản trị hệ thống lương bổng

GIAO TẾ NHÂN SỰ

1.4.2.2 Động lực kích thích

Có ba lý thuyết thường được các nhà quản trị chấp nhận rộng rãi:  Lý thuyết nhu cầu theo thứ bậc

Abraham H.Maslow cho rằng: Nhu cầu của con người xuất hiện theo thứ bậc từ thấp đến cao. Khi nhu cầu thấp đã được thỏa mãn thì nhu cầu cao xuất hiện.

- Nhu cầu sinh lý. - Nhu cầu an toàn. - Nhu cầu xã hội.

- Nhu cầu được kính trọng. - Nhu cầu tự thể hiện bản thân. Các nhà phê bình thì cho rằng:

- Những người có địa vị thấp trong công ty, xã hội thường có nhu cầu thấp và mạnh hơn.

- Những người có địa vị cao thường muốn thỏa mãn nhu cầu cao hơn nhu cầu thấp.

 Lý thuyết X và lý thuyết Y

McGregor cho rằng có 2 loại nhà quản trị:

- Nhà quản trị theo lý thuyết X cho rằng: công nhân có nhu cầu ở cấp bậc thấp mạnh hơn.

- Nhà quản trị theo lý thuyết Y cho rằng: công nhân viên có nhu cầu ở cấp bậc cao mạnh hơn.

Các nhà quản trị cho rằng: tùy theo tình huống, lý thuyết X hay Y đều thích hợp.

 Lý thuyết hai yếu tố của Frederic Herzberg - Yếu tố lành mạnh gồm:

o Chính sách và sự quản trị của công ty.

o Lương bổng và phúc lợi.

o Chất lượng của việc kiểm tra.

o Mối quan hệ với đồng nghiệp.

o An toàn, yên thân trong công việc.

o Địa vị.

o Riêng tư.

o Điều kiện làm việc.

Frederic Herzberg cho rằng : Có yếu tố này, con người sẽ không bất mãn. Nhưng có nó, con người sẽ không làm việc hăng hái đâu.

- Yếu tố động viên gồm:

o Cảm giác hoàn thành công việc.

o Công việc đòi hỏi sự phấn đấu.

o Bản than công việc.

o Viễn cảnh của nghề nghiệp.

o Trách nhiệm.

o Cơ hội được cấp trên nhận biết.

Ông cho rằng : Có nó, sẽ kích thích con người làm việc hăng hái hơn

Một phần của tài liệu Chương 4: Tuyển dụng nhân lực (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w