Quan hệ nhân sự (Tương quan nhân sự)

Một phần của tài liệu Chương 4: Tuyển dụng nhân lực (Trang 38 - 39)

D. Tiến trình thiết lập và quản trị hệ thống lương bổng

1.1Quan hệ nhân sự (Tương quan nhân sự)

GIAO TẾ NHÂN SỰ

1.1Quan hệ nhân sự (Tương quan nhân sự)

1.1.1 Khái niệm:

Là các hoạt động trong quản trị tài nguyên nhân sự kết hợp với :  Di chuyển nhân viên trong cơ quan tổ chức

 Các hành động thăng thưởng, giáng chức, xin nghỉ việc, tạm cho nghỉ việc và về hưu.

 Kỷ luật và thi hành kỷ luật tối quan trọng trong tương quan nhân sự

1.1.2Vì sao phải tiến hành quan hệ nhân sự

Trong quản trị nhân sự, điều quan trọng nhất là:

 Duy trì, khuyến khích, động viên nhân viên để họ hăng hái làm việc.

 Tuy nhiên không phải mọi việc đều diễn biến tốt đẹp, nên phải có kỷ luật như:

• Cảnh cáo, giáng chức

• Đình chỉ công tác, sa thải, về hưu sớm.

Thăng thưởng để kích thích năng lực làm việc của nhân viên.

Việt Nam của chúng ta bao đời nay chịu ảnh hưởng chủ yếu của Nho giáo cộng thêm di sản dựa theo truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” đã tạo thành văn hóa Việt Nam. Xét về mặt xã hội , tư tưởng “nhân trị” đã mọc rễ, ăn sâu trong tâm khảm người Việt Nam.

Mối quan hệ giữa con người với nhau chủ yếu dựa vào lòng nhân ái. Trong các cách xưng hô đã cấu thành phong cách “xuề xòa” làm lu mờ nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. Sự lẫn lộn giữa mối quan hệ và công việc đã làm trì trệ các hoạt động trong cơ quan.

Mối quan hệ gắn bó trên đây tự bản thân nó là một di sản tốt đẹp. Nhưng lạm dụng nó sẽ gây ra trì trệ. Ngoài ra, lòng ghen tương đố kỵ chia rẽ đã mọc rễ sâu trong tâm hồn người Việt Nam từ thời Pháp thuộc đã buộc chúng ta phải

ngồi lại tìm phương pháp “chữa trị” trong xã hội nói chung , và tại các cơ quan xí nghiệp nói riêng. Vì vậy cần phải có một số nguyên tắc, một số chính sách quy định mối tương quan nhân sự tại công ty xí nghiệp để lập lại kỹ cương một cách khoa học.

Sau cùng , chúng ta nghiên cứu khía cạnh tích cực của nghệ thuật lãnh đạo một cách thực tế - đó là giao tế nhân sự thực hành.

1.1.3 Các hình thức trong quan hệ nhân sự1.1.3.1 Thi hành kỷ luật

Một phần của tài liệu Chương 4: Tuyển dụng nhân lực (Trang 38 - 39)