Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế tƣ nhân

Một phần của tài liệu Luận án TS - Nguyen Van Duc (Trang 45 - 50)

Trước năm 1986 mặc dù nhận thức về vị trí, vai trò của KTTN trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam lại coi KTTN đối lập với kinh tế XHCN. Xuất phát từ những hạn chế về mặt nhận thức, chủ quan duy ý chí, nên KTTN là đối tượng phải cải tạo và xóa bỏ, để trong nền kinh tế quốc dân chỉ còn lại hai thành phần của kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong đổi mới tư duy lý luận và nhận thức thực tiễn. Đại hội chủ trương: "Đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn vốn tích lũy tập trung của nhà nước

và tranh thủ vốn ngoài nước, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác" [44, tr. 53]. Như vậy, Đại hội lần thứ VI thừa nhận sự tồn tại của thành phần KTTN, cùng với đó là ban hành các chủ trương và chính sách bước đầu kiểu "dò đá qua sông" đối với sự tồn tại và phát triển thành phần kinh tế này.

Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991) chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất. Đối với KTTN, Đại hội tập trung xác định:

Phát triển mạnh kinh tế gia đình bằng nhiều hình thức, nhân dân bỏ vốn là chính kết hợp với sự hỗ trợ chủ yếu bằng chính sách của Nhà nước. Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước; trong đó, kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những nơi chưa có điều kiện tổ chức kinh tế tập thể, hướng dẫn kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức [44, tr. 333-334].

Nếu như, Đại hội lần thứ VI của Đảng, KTTN mới chỉ được thừa nhận sự tồn tại trong nền kinh tế quốc dân thì đến Đại hội lần thứ VII, KTTN đã được phát triển, đây chính là bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng về KTTN.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996) trên cơ sở đánh giá lại quá trình 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Từ đó, Đảng đã xác định quan điểm đối với các thành phần kinh tế:

Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng. Tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm

đầu tư làm ăn lâu dài. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác cả trong và ngoài nước [44, tr. 677-678].

Đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, Đại hội xác định:

Có vị trí quan trọng, lâu dài, giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn kinh tế cá thể, tiểu chủ, vì lợi ích thiết thân và nhu cầu phát triển của sản xuất, từng bước đi vào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện, hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước hay hợp tác xã [44, tr. 681].

Thực hiện chủ trương Đại hội lần thứ VIII, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (29/12/1997) đã khẳng định kinh tế trang trại là một loại hình phát triển kinh tế mới phổ biến của thành phần KTTN. Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 17/10/1998 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển không hạn chế quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà nhà nước không cấm.

Đối với thành phần KTTN:

Kinh tế tư bản tư nhân có khả năng góp phần xây dựng đất nước. Khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài; bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn đúng pháp luật, có lợi cho quốc kế dân sinh [44, tr. 681].

Đối với các nhà doanh nghiệp tư nhân, thực thi chính sách bảo hộ sở hữu tài sản và vốn, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Ngày 12/6/1999 Luật Doanh nghiệp được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000. Luật Doanh nghiệp ra đời nhằm góp phần phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nước; đẩy mạnh công cuộc đổi mới

kinh tế; đảm bảo quyền tự do và bình đẳng theo pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh. Luật này bao gồm những quy định chi tiết về công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và DNTN, từ đó hướng dẫn người dân có những lựa chọn cho phương án lao động thích hợp so với trước đây. Luật Doanh nghiệp ra đời cũng thay thế cho Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 21/12/1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công ty, Luật sửa đổi - bổ sung một số điều luật của Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 22/6/1994.

Đại hội lần thứ IX của Đảng (4/2001) khẳng định phát triển kinh tế, CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm. Chủ trương tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, bổ sung thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và sắp xếp các thành phần kinh tế theo thứ tự phù hợp hơn, coi trọng KTTN trong nước, chú trọng hơn đến nội lực của nền kinh tế. Về KTTN Đại hội khẳng định:

Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Nhà nước cho phép phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, mang lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh [40].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX đã ra Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 về Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Hội nghị khẳng định quan điểm chỉ đạo phát triển KTTN là:

Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đát nước trong hội nhập kinh tế quốc tế [41, tr. 57-58].

Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý sự phát triển của KTTN theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Các hộ kinh doanh cá thể được Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ để phát triển cả nông thôn và thành thị; khuyến khích các hộ liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp của tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô, nhất là những định hướng ưu tiên của Nhà nước; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở pháp luật và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục các chủ doanh nghệp nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và các hiệp hội doanh nghiệp đối với KTTN nói chung cũng như trong từng doanh nghiệp.

Tháng 11/2005 Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2005 (thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 1999) có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã thống nhất khung khuôn khổ pháp luật về doanh nghiệp; chấm dứt gần 20 năm phân biệt doanh nghiệp theo thành phần kinh tế; góp phần thiết lập môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng và không phân biệt đối xử. Luật này có nhiều kế thừa và thay đổi so với bộ luật năm 1999. Những điểm mới trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đồng thời là những điểm tích cực đổi mới KTTN trong nước.

Như vậy, với việc khẳng định KTTN là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài. Nghị quyết số 14-NQ/TW và Luật Doanh nghiệp năm 2005 đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình thay đổi tư duy của Đảng và Nhà nước đối với KTTN. Chủ trương trên góp phần thống nhất nhận thức và thúc đẩy thành phần KTTN phát triển mạnh mẽ và đúng hướng hơn. Đồng thời, khắc phục những băn khoăn về tư tưởng của một bộ phận đảng viên trong việc khuyến khích phát triển KTTN, từ đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện phát triển KTTN.

Những quan điểm, nhận thức trên của Đảng đã cho thấy sự tồn tại và phát triển của KTTN ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan. Đây cũng là cơ sở để Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KTTN nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận án TS - Nguyen Van Duc (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w