Chú trọng xây dựng đào tạo đội ngũ doanh nhân, cán bộ, ngƣời lao động có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh

Một phần của tài liệu Luận án TS - Nguyen Van Duc (Trang 148 - 156)

ngƣời lao động có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế tƣ nhân

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cạnh tranh là quy luật khách quan và là động lực để thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.

Trong quá trình đó buộc các cá nhân, các chủ doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới về khoa học công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất và quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt cần phải chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý tốt, năng động sáng tạo tiếp thu cái mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh trong những điều kiện mới.

Trong các nguồn lực để phát triển sản xuất, kinh doanh yếu tố con người bao giờ cũng đứng ở vị trí trung tâm và quan trọng nhất. Chất lượng nguồn lao động đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như đối với từng doanh nghiệp. Do đó việc nâng cao năng lực, trình độ, chất lượng của nguồn lao động là yêu cầu cấp thiết đối với quá trình phát triển kinh tế hiện nay.

Trong quá trình lãnh phát triển kinh tế nói chung và KTTN nói riêng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên luôn xác định giáo dục - đào tạo làm nhiệm vụ hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đã có nhiều chính sách đầu tư thích đáng cho giáo dục, coi đó là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên như một nhiệm vụ hàng đầu. Đồng thời có nhưng chính sách huy động mọi nguồn lực tham gia xậy dựng, phát triển giáo dục. Hàng năm, căn cứ vào khả năng nhu cầu đào tạo cho các doanh nghiệp, ngoài việc hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước thì UBND tỉnh còn dành một phần ngân sách để bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp mở các lớp đào tạo, cơ sở dạy nghề, hoặc liên kết với các cơ sở dạy nghề, các trung tâm dạy nghề để bồi dưỡng, đào tạo cho người lao động phục vụ cho quá trình sản xuất.

Đối với đội ngũ doanh nhân, đây là những người đứng đầu các doanh nghiệp, có năng lực, trình độ, đảm bảo sự phát triển bền vững và thực hiện tốt các vấn đề xã hội. Vì vậy, phát huy được vai trò của đội ngũ doanh nhân trong phát triển KTTN sẽ góp phần giải quyết vấn đề lao động, thu hút được các nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt an sinh xã hội.

Từ năm 1997 đến năm 2015, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên cùng các sở, ban, ngành đã ban hành nhiều chính sách nhằm xây dựng, thúc đẩy đội ngũ doanh nhân của tỉnh phát triển. Các chủ doanh nghiệp đều được tham gia các lớp học sơ cấp và trung cấp lý luận chính trị nhằm trang bị những kiến thức về mặt tư tưởng, đường lối, vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Hằng năm, tổ chức kỷ niệm ngày "Doanh nhân Việt Nam 13/10" và tôn vinh những doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt cơ chế đối thoại với các doanh nhân, doanh nghiệp nhằm đưa ra những chính sách phù hợp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Những chủ trương và chính sách trên của tỉnh Thái Nguyên đã dần hình thành lên một đội ngũ các doanh nhân có đầy đủ năng lực và phẩm chất lãnh đạo doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo hoạt động động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Tiểu kết chƣơng 4

Kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên luôn nhận thức đúng vai trò, vị trí của KTTN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đưa KTTN trở thành động lực để phát triển của nền kinh tế.

Trong quá trình lãnh đạo phát triển KTTN, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã quán triệt và vận dụng linh hoạt các chủ trương của Đảng, từ đó đề ra những biện pháp cụ thể phù hợp với thực tiễn của địa phương. Ban hành những cơ chế, chính sách thuận lợi để các cá nhân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, với nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đây chính là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế và khai thác được các tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được, trong quá trình lãnh đạo phát triển KTTN, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cũng còn một số hạn chế cần phải khắc phục như: chưa khai thác được hết các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, một số cơ chế, chính sách chưa theo kịp đối với sự phát triển của KTTN, một bộ phận KTTN coi trọng lợi ích, chưa chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật, tâm lý phân biệt đối xử giữa kinh tế nhà nước với KTTN vẫn còn tồn tại.

Thông qua quá trình lãnh đạo phát triển KTTN đã để lại cho Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên những kinh nghiệm quý báu về vị trí, vai trò của KTTN đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển KTTN cần phải gắn với việc phát huy những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đó là tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của nhà nước đối với KTTN cũng như chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu phát triển của KTTN.

KẾT LUẬN

Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng củ a nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTN là một chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế , CNH, HĐH, nâng cao năng lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế . Những thành tựu đạt được của quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, đã chứng tỏ sự tồn tại và phát triển của KTTN là một tất yếu bắt nguồn từ quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Đây là bộ phận kinh tế có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nội sinh của đất nước, phát triển kinh tế và hội nhập ngày càng sâu, rộng với xu thế phát triển chung của thế giới.

Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ, có điều kiện thuận lợi phát triển KTTN như: vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, giao thông thuận lợi, mặt bằng dân trí cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi quá trình phát triển KTTN tỉnh Thái Nguyên cũng gặp nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp còn ít, quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ. Những yếu tố trên đã tác động mạnh mẽ đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cần phải phát huy những tiềm năng thế mạnh, khắc phục những hạn chế khó khăn và vận dụng linh hoạt các chủ trương của Đảng vào điều kiện thực tiễn của địa phương.

Xuất phát từ thực tiễn của địa phương, từ năm 1997 đến năm 2015 Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng về phát triển KTTN, đề ra những mục tiêu, giải pháp cụ thể để phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh. Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: tạo hành lang, cơ chế, chính sách thuận lợi để thúc đẩy KTTN phát triển; xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức cơ sở đảng và các đảng viên trong các doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư thuận

lợi để thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội; phát huy vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế…

Từ những chủ trương trên, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, sở, ban, ngành phổ biến sâu rộng chủ trương của Đảng về phát triển KTTN đến nhân dân, đề ra những giải pháp nhằm cụ thể thúc đẩy KTTN phát triển ở từng ngành, nghề, lĩnh vực và địa phương trong tỉnh. Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ, hộ gia đình; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại; hỗ trợ doanh nghiệp về vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh; đơn giản hóa các thủ tục hành chính và thực hiện công khai thông tin để các cá nhân, doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội sản xuất, đầu tư. Đây chính là những động lực quan trọng để phát triển KTTN, đưa KTTN dần trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Cùng với việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển KTTN, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cũng chỉ đạo UBND tỉnh, cùng các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh cá thể. Kịp thời xử lý nghiêm những cá nhân, doanh nghiệm không tuân thủ quy định sản xuất, kinh doanh, vi phạm pháp luật. Sự lãnh đạo trên là nhằm hướng đến xây dựng một nền kinh tế vững chắc, hạn chế những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, chống lại việc sản xuất, tiêu thụ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi của nhân dân.

Trong quá trình chỉ đạo phát triển KTTN, Tỉnh ủy Thái Nguyên cũng nhấn mạnh công tác phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân, biểu dương, khen thưởng những doanh nghiệp, doanh nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Hằng năm, kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành đều có những buổi gặp mặt các doanh nhân, doanh nghiệp để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ và vinh danh những cá nhân, doanh nghiệp tiêu biểu. Đây chính

là động lực quan trọng để các doanh nhân yên tâm sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất và đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển chung của tỉnh.

Thông qua việc nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015, nổi bật lên là một số những ưu điểm sau: Đảng bộ tỉnh đã quán triệt và vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng về phát triển KTTN vào thực tiễn của địa phương; xác định được những phương hướng và giải pháp cụ thể để phát triển KTTN; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của nhân dân; tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế và sự liên kết, trao đổi giữa các địa phương trong tỉnh. Từ đó, KTTN của tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp hơn 40% GDP của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt ưu điểm, trong quá trình chỉ đạo phát triển KTTN, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cũng còn bộc lộ một số hạn chế cần phải khắc phục như: chưa khai thác được hết những tiềm năng thế mạnh của địa phương; công tác quản lý, hành chính vẫn còn nhiều bất cập; vai trò của các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp mặc dù đã được củng cố, phát triển nhưng hoạt động vẫn chưa thật sự hiệu quả. Một số bộ phận KTTN còn chay theo lợi ích, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.

Những ưu điểm và hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng đã để lại cho Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên những kinh nghiệm quý báu trong việc nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của KTTN trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vận dụng đúng đắn, linh hoạt chủ trương của Đảng vào thực tiễn cụ thể của địa phương. Nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp, tăng cường công tác quản lý và kiểm tra đối với hoạt động sản xất kinh doanh của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh.

Nhìn chung, từ năm 1997 đến năm 2015, KTTN Thái Nguyên có sự phát triển mạnh mẽ ở các ngành, nghề và lĩnh vực. Những kết quả đạt được, đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và những chủ trương trên là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Tuy nhiên, để KTTN của tỉnh ngày càng phát triển hơn, khẳng định được vị trí, vai trò của mình, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cần phải đưa ra những chủ trương và biện pháp đột phá hơn nữa nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những khó khăn đưa KTTN thật sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Một phần của tài liệu Luận án TS - Nguyen Van Duc (Trang 148 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w