thể trong các doanh nghiệp
Từ năm 1997 đến năm 2005, công tác xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp luôn được Tỉnh ủy và các cấp bộ đảng quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ. Nhờ đó, các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, đã dạng về hình thức sở hữu, lĩnh vực kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Cùng với đó, công tác phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức đảng và tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp cũng đạt
được những kết quả quan trọng. Đến năm 2005, toàn tỉnh có 56 tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp với tổng số 2.573 đảng viên tham gia sinh hoạt, công tác xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức luôn được thường xuyên quan tâm, kiểm tra và giám sát chặt chẽ.
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh về việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp và phát triển đội ngũ doanh nhân. Từ năm 2006 đến năm 2012, các cấp ủy đảng, chính quyền trện địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và doanh nhân. Các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về quy mô, hình thức sở hữu cũng như lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn dưới 50% vốn nhà nước) còn nhiều mặt hạn chế như: chưa quan tâm đúng mức thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân, số lượng tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp còn thấp, vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp còn mờ nhạt, nội dung sinh hoạt, hoạt động còn lúng túng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới. Vì vậy, ngày 8/8/2012, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã ban hành Đề án số 10-ĐA/TU xây dựng, củng cố, phát triển đảng viên, tổ chức đảng trong doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020 nhằm tăng cường công tác xây dựng đảng trong các doanh nghiệp mà trọng tâm là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, thúc đẩy sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, doanh nhân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ CNH, HĐH.
Từ việc xác định mục tiêu, quan điểm, Tỉnh ủy Thái Nguyên cũng đề ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm xây dựng, củng cố phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp. Đối với chủ doanh nghiệp và người sử
dụng lao động, phải tích cực tuyên truyền, vận động để chủ doanh nghiệp nhận thức rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tác dụng, lợi ích của việc thành lập tổ chức đảng, các đoàn thể trong các doanh nghiệp.
Đối với người lao động, phải tổ chức vận động quần chúng, người lao động trong các doanh nghiệp chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống yêu nước, ý thức độc lập tự chủ, tinh thần đoàn kết, hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tuyên truyền, vận động người lao động chấp hành tốt nội quy, quy chế của doanh nghiệp, tích cực tham gia vào các đoàn thể và xây dựng tổ chức đảng, phấn đấu để trở thành đảng viên.
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên nhân rộng mô hình của doanh nghiệp có tổ chức đảng, đoàn thể thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Các cấp ủy, chính quyền phải lấy công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp là một tiêu chí thi đua để đánh giá kết quả công tác hàng năm. Thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt, động viên, biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân sản xuất kinh doanh giỏi, làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng các đoàn thể, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước cần phải tích cực, xây dựng, phát triển tổ chức đảng và đảng viên. Các địa phương căn cứ vào quy mô, số lượng lượng doanh nghiệp, tổ chức đảng và đảng viên từng doanh nghiệp để xây dựng mô hình tổ chức đảng cho phù hợp. Đối với những nơi đã có tổ chức đảng, cần phải rà soát, nắm bắt số lượng đảng viên, thực trạng hoạt động của các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp để củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động.
Đối với những doanh nghiệp có đủ điều kiện để thành lập tổ chức đảng, cấp ủy cấp trên phải tiến hành các thủ tục để thành lập tổ chức đảng,
thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn giúp đỡ về nghiệp vụ tổ chức đảng, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Thống nhất chủ trương chuyển toàn bộ đảng viên đang sinh hoạt tại nơi cư trú nhưng làm việc ổn định trong doanh nghiệp để thành lập và sinh hoạt đảng tại tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Tiếp tục thí điểm kết nạp chủ DNTN có đủ tiêu chuẩn vào Đảng theo quy định.
Đối với những doanh nghiệp đã có đảng viên nhưng chưa đủ số lượng để thành lập chi bộ, thì cấp ủy cấp trên chỉ đạo chuyển số đảng viên này về sinh hoạt tại một tổ chức đảng phù hợp nơi làm việc nhất và tích cực chuẩn bị các điều kiện để thành lập tổ chức đảng.
Đối với các doanh nghiệp chưa có đảng viên, cấp ủy cấp trên của tổ chức cơ sở đảng nơi doanh nghiệp đóng chỉ đạo các tổ công tác phối hợp với cấp ủy cấp dưới phân công đảng viên có uy tín, kinh nghiệm cùng với sự lãnh đạo của các đoàn thể, theo dõi, giúp đỡ, giáo dục quần chúng ưu tú trong các đoàn thể để phát triển đảng viên và từng bước chuẩn bị thành lập chi bộ đảng.
Những địa phương có nhiều DNTN cần xem xét thành lập đảng bộ cơ sở trực thuộc cấp ủy huyện, có các chi bộ trực thuộc ở các doanh nghiệp. Cấp ủy huyện căn cứ tình hình cụ thể bố trí cán bộ chuyên trách công tác đảng hoặc cán bộ kiêm nhiệm công tác đảng tại đảng ủy cơ sở doanh nghiệp cho phù hợp. Đối với những doanh nghiệp có quy mô từ vừa trở lên, có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì thành lập tổ chức cơ sở đảng trực thuộc các huyện, thành, thị xã.
Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, củng cố, kiện toàn đẩy mạnh hoạt động của Hội doanh nghiệp trẻ, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội doanh nghiệp nữ, các Câu lạc bộ doanh nhân… qua đó làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên tạo tiền đề phát triển đảng viên, tổ chức đảng trong các doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp chưa có tổ chức đoàn thể, cần phải tích cực chuẩn bị để sớm thành lập các tổ chức đoàn thể theo quy định của pháp luật.
Đối với các doanh nghiệp đã có tổ chức đoàn thể, cần phải tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể, giúp doanh nghiệp giải quyết các khó khăn. Các tổ chức đoàn thể, phải tự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cho phù hợp điều kiện của từng loại hình doanh nghiệp. Cùng với việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động, phải làm tốt công tác động viên hội viên, đoàn viên chấp hành đúng pháp luật, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tích cực tham gia xây dựng doanh nghiệp.
Thực hiện đề án của Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng và đảng bộ trực thuộc đã quán triệt sâu sắc đến các chi bộ của mình, lên kế hoạch triển khai, thành lập Ban Chỉ đạo, phân công thành viên theo dõi cụ thể từng địa bàn, từng lĩnh vực cụ thể. Tiến hành khảo sát, điều tra số lượng doanh nghiệp có tổ chức đảng và số lượng đảng viên trong các doanh nghiệp, từ đó đề ra những chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể của mình. Sau 3 năm thực hiện đề án, 12/2015 Tỉnh ủy Thái Nguyên đã có những tổng kết về một số kết quả đạt được trong quá trình thực hiện xây dựng, củng cố, phát triển đảng viên, tổ chức đảng trong các doanh nghiệp.
Tính đến tháng 11/2015 số tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 349 cơ sở, trong đó có 186 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở và 208 chi bộ trực thuộc. Từ khi ban hành đề án đến hết năm 2015 thành lập được 34 tổ chức đảng, chưa đạt được chỉ tiêu của đề án là 100 tổ chức đảng. Công tác phát triển đảng viên trong doanh nghiệp được 442 đảng viên đạt 110,5%, tăng 10,5% so với chỉ tiêu đề án đặt ra là 400 đảng viên. Toàn tỉnh có trên 200 tổ chức Công đoàn, 69 tổ chức Đoàn Thanh niên, 10 tổ chức Hội phụ nữ hoạt động trong các doanh nghiệp [114, tr. 2-3].
Hằng năm các Đảng bộ huyện tổ chức định kỳ gặp mặt các chủ doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhằm tuyên truyền vận động các chủ doanh nghiệp hiểu đúng về lợi ích của việc thành lập tổ chức đảng và đoàn thể trong doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thành lập tổ chức đảng
và kết nạp đảng viên mới. Buổi gặp mặt còn là dịp để chính quyền địa phương tôn vinh những doanh nghiệp, cá nhân sản xuất giỏi, làm tốt công tác xây dựng đảng và tổ chức đoàn thể, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Công tác phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong doanh nghiệp luôn là một nhiệm vụ khó khăn, bởi vì các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào việc sản xuất kinh doanh và lợi nhuận, ít quan tâm đến công tác xây dựng, phát triển đảng viên và và các tổ chức đoàn thể. Vì vậy, sau 3 năm thực hiện đề án, toàn tỉnh mới chỉ thành lập mới được 34 tổ chức cơ sở đảng, không hoàn thành chỉ tiêu đề án đặt ra và kết nạp được 442 đảng viên mới vượt chỉ tiêu đề án. Việc không hoàn thành chỉ tiêu phát triển tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước là lĩnh vực mới và khó, các DNTN trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động thiếu ổn định, bền vững nên chưa đủ điều kiện để thành lập tổ chức đảng, đoàn thể. Một số chủ DNTN chưa hiểu rõ về vai trì của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp nên chưa ủng hộ và tạo điều kiện để thành lập. Cùng với đó, do tác động của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất kinh doanh, lo ổn định đời sống, thu nhập của người lao động nên chưa quan tâm đến công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, thì một số một số cấp ủy đảng chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc Đề án số 10-ĐA/TU về công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp, chưa thật sự xem đây là nhiệm vụ quan trọng, chỉ đạo chưa quyết liệt, chặt chẽ, đồng bộ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa được thường xuyên và thiếu đồng bộ. Cấp ủy và cán bộ làm công tác Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm, việc bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác Đảng chưa được thường xuyên, kịp thời. Một bộ phận người lao động giác ngộ chính trị còn thấp, điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng.
Chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác Đảng trong các doanh nghiệp còn thấp, kinh phí phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể còn nhiều khó khăn.
Các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như giới thiệu những quần chúng ưu tú đứng vào hàng ngũ của Đảng. Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng từ năm 2012 đến hết năm 2015 toàn tỉnh đã thành lập được trên 200 tổ chức Công đoàn, 69 tổ chức Đoàn Thanh niên, 10 tổ chức Hội phụ nữ hoạt động trong các doanh nghiệp. Các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp phần lớn tập trung tuyên truyền, phát triển đoàn viên, hội viên, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung sinh hoạt và phương hướng hoạt động của các tổ chức đoàn thể luôn được các đảng bộ và chi bộ đảng quan tâm và định hướng. Các tổ chức đoàn thể cũng ký kết với các chủ doanh nghiệp thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ quyền lợi người lao động, giám sát quá trình thực hiện chế độ, chính sách quyền lợi chính đáng của người lao động. Cùng với đó, các tổ chức đoàn thể cũng tổ chức các đợt thi đua, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác cho các đoàn viên, hội viên nhằm tạo không khí vui tươi, đoàn kết để người lao động hăng say sản xuất, kinh doanh. Qua các phong trào hoạt động, các tổ chức đoàn thể dần khẳng định được vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công nhân và người lao động trong các doanh nghiệp.
Như vậy, trong 10 năm (2006 - 2015) công tác xây dựng và phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp luôn được Tỉnh ủy Thái Nguyên và các đảng bộ trực thuộc quan tâm phát triển. Những kết quả đạt được trong công tác xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp đã cho thấy sự quan tâm Đảng bộ và chính quyền tỉnh đối với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Đưa KTTN trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.