Ngày 26/9/1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ VI diễn ra. Từ thực tế đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V, trên cơ sở phân tích tình hình quốc tế, trong nước, những yêu cầu khách quan đặt ra đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trên bước đường đổi mới, Đại hội đã đề ra mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là:
Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, hình thành về cơ bản cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định về chính trị; xây dựng Đảng có bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ và sức chiến đấu cao, phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước và đổi mới phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới [9, tr. 283-284]. Quán triệt đường lối xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của Đảng, đồng thời quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI. Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp 1/1992 nêu rõ:
Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, khai thác mọi tiềm năng và nguồn lực sẵn có của tỉnh, khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, chuyển hướng đầu tư để hình thành các cơ sở kinh tế theo cơ cấu kinh tế địa phương mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VI đã khẳng định [9, tr. 292]. Để phát huy nh ững tiềm năng , thế mạnh của tỉnh trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, Tỉnh ủy Bắc Thái đã đề ra những chủ trương, phương hướng cụ thể để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Cần phải có những chính sách cụ thể để giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân đối với kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình tuy không phải là một thành phần kinh tế độc lập nhưng có vị trí quan trọng. Nó không chỉ sản xuất ra hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hay tự cung tự cấp, mà nó phải trở thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa. Đối với công nghiệp và dịch vụ, khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thành lập các công ty cổ phần để huy động vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với các DNTN mặc dù còn nhỏ bé, và gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh song Đảng bộ xác định: cần khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hàng hóa. Có chính sách ưu tiên về vốn, đất đai, miễn thuế trong quá trình đăng ký hoạt động sản xuất. Đối với các vùng nông thôn, làng, bản khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
Tổ chức Hội nghị đại biểu các cấp, từ ngày 28/3 đến ngày 20/3/1994, Đảng bộ tỉnh đã tiến hành Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ. Hội nghị đã nêu rõ bốn thành tựu nổi bật mà Đảng bộ tỉnh đã đạt được, đồng thời chỉ ra những khó khăn, yếu kém cần phải khắc phục. Trên cơ sở đó, Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm trước mắt là:
Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế với tốc độ bình quân hàng năm của GDP từ 8,5% trở lên, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, nâng cấp hạ tầng cơ sở phát
triển sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế, thể dục thể thao, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội [9, tr. 307].
Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 10 (từ ngày 15 đến ngày 16/12/1994) xác định: Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ là tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Đảng bộ giữa nhiệm kỳ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Trước hết là thực hiện chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7, gắn việc phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành dịch vụ để xây dựng cơ cấu kinh tế mới, chuyển từ nông lâm - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công - nông, lâm nghiệp - dịch vụ vào cuối giai đoạn 1996 - 2000 [9, tr. 315].
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Thái đã lãnh đạo nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế, trong đó chú trọng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Những chủ trương của Đảng bộ Bắc Thái là cơ sở để các thành phần kinh tế phát triển trong đó có thành phần KTTN. Sự phát triển của KTTN thời kỳ này đạt được một số kết quả sau:
Về nông nghiệp: UBND tỉnh khuyến khích phát triển kinh tế đồi rừng, đổi mới cơ chế đầu tư vốn, thay đổi cơ cấu cấy trồng, mở rộng diện tích cây ăn quả, cây đặc sản, khuyến khích kinh tế gia đình phát triển. Những chính sách đó đã đẩy nhanh việc hoàn thành trồng 10.000 ha rừng, 1.000 ha cây ăn quả. Hình thức kinh tế trang trại đã xuất hiện và phát triển nhanh ở các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Định Hóa, Đại Từ, thành phố Thái Nguyên. 25% số hộ nông dân trong tỉnh có thu nhập từ 2 triệu đồng/năm trở lên, trong đó có nhiều hộ thu nhập từ 15 đến 17 triệu đồng, có hộ nhận trồng tới 15 ha rừng.
Về công nghiệp: Tỉnh ủy, UBND tỉnh chủ trương và chỉ đạo sắp xếp lại những xí nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý, theo hướng chủ đầu tư vào những xí nghiệp làm ăn có hiệu quả; số còn lại một là giải thể hoặc là chuyển hình thức sở hữu. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên các xí nghiệp chế biến gỗ, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, Liên hiệp gang thép, Luyện kim màu, Y cụ,
Công ty kim khí, than… là những đơn vị sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Sản lượng công nghiệp tỉnh Bắc Thái năm 1995 tăng hơn 50% so với năm 1991.
Thực hiện Nghị quyết số 19 của Tỉnh ủy Bắc Thái (khóa V) 1991 về mở rộng thị trường, đầu tư sản xuất kinh doanh, Thái Nguyên đã huy động được nguồn vốn và năng lực kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, tạo ra một thị trường sôi động, hàng hóa đa dạng, phong phú, giá cả ổn định, từng bước thỏa mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh vốn mang nặng tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thái Nguyên từ năm 1991 đến năm 1996 tăng nhanh. Lĩnh vực đăng ký kinh doanh đa dạng ở nhiều ngành nghề như: công nghiệp xây dựng, dịch vụ - thương mại và nông nghiệp. Tuy nhiên sự phân bố của các DNTN trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn này không đồng đều, các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên và Đồng Hỷ, Phú Lương, còn các nơi khác số DNTN ít.
Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ Bắc Thái dựa trên những tiềm năng , thế mạnh của tỉnh và từ lợi ích của nhân dân , nên được cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân đón nhận . Vì vậy, đã khơi dậy , phát huy tiềm năng của một bộ phận dân cư đầu tư vốn , lao động , kinh nghiệm vào phát triển sản xuất kin h doanh, góp phần quan trong vào việc giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và các hoạt động vì cộng đồng.
Như vậy, KTTN trên địa bàn Thái Nguyên trước năm 1997 đã góp phần quan trọng vào vi ệc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế c ủa tỉnh Bắc Thái nói chung, khu vực địa bàn Thái Nguyên nói riêng có sự chuyển biến mạnh mẽ, tuy nhiên trong giai đoạn này thành phần kinh tế quốc doanh vẫn chiếm m ột tỷ trọng cao trong nền kinh tế, thành phần KTTN và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù đã có sự phát triển, nhưng vẫn còn chiếm một tỷ trọng hạn chế. Số lượng và lĩnh vực đăng ký kinh doanh củdoanh
nghiệp ngoài quốc doanh còn khiêm t ốn, phần lớn các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ , số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất ; công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp còn ít . Tổng số vốn đăng ký kinh doanh và số vốn của doanh nghiệp còn nhỏ bé. Hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ DNTN đa phần là quy mô vốn nhỏ, số doanh nghiệp quy mô vốn lớn còn ít . Trình độ công nghệ , trang thiết bị, máy móc còn lạc hậu , không đủ điều kiện để mở rộng sản xuất , phát triển sản phẩm, hàng hóa sản xuất thiếu sức cạnh tranh về giá cả và chất lư ợng, khả năng tiếp cận thịtrường trong nước và ngoài nước còn nhiều hạn chế . Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chưa chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật như trốn lậu thuế, vi phạm các quy tắc về an toàn lao động , gây ô nhiễm môi trường v.v... Trình độ, ý thức k ỷ luật lao động , đội ngũ quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ còn thấp.
Những hạn chế và tồn tại trên đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên sau khi chia tách tỉnh cần phải đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm phát huy những ưu điểm, hạn chế những yếu kém nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển KTTN nhằm khai thác, phát huy những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân.