MáY PHUN THUốC TRừ SÂU BệNH TRÊN RUộNG LúA

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 3): Phần 1 (Trang 73 - 75)

TRÊN RUộNG LúA

Tác giả: TRƯƠNG THANH HOàI Địa chỉ:ấp Vĩnh Bửu, xã Vĩnh Đại,

huyện Tân Hưng, tỉnh Long An Điện thoại: 01658500558

1. Tính mới của giải pháp

Máy phun thuốc bảo vệ thực vật trước đây đã có ở đồng bằng sông Cửu Long, khi vận hành có ba động cơ, một động cơ đề, một động cơ phun thuốc, một động cơ hút nước để pha thuốc. Chiếc máy do anh Hoài cải tiến có thể chủ động vận tốc tới hay lùi bằng hộp số thay vì sử dụng bộ nhông, máy có thể điều chỉnh độ cao thấp của cần phun phù hợp loại thuốc phun và sâu bệnh gây hại. Do được cải tiến nên máy vừa chạy, vừa tự hút nước từ dưới ruộng vào thùng phuy để pha thuốc, vừa tự động bơm thuốc phun ra. Mỗi ngày (6 giờ) máy có khả năng phun được 12 ha.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Dùng máy phun tiết kiệm được nhân công, do đó giảm được chi phí trong khâu phun thuốc. Máy phun trong 6 giờ được 12 ha, tốn 2,5 lít dầu và 2 lao động với tổng chi phí là 240.000 đồng, mỗi ha là 20.000 đồng. Nếu phun bằng tay, để phun mỗi ha tốn 82.000 đồng (15 bình thuốc x 5.500 đồng/bình). Như vậy, với mỗi ha chi phí phun máy lợi hơn phun thủ công 62.000 đồng cho mỗi đợt phun. Trong vụ lúa, bình quân phun ba lần nếu ruộng không bị dịch bệnh, sâu rầy (nếu sâu rầy phát triển thì sẽ phun năm đến sáu lần). Như vậy chi phí phun thuốc bằng máy lợi hơn lao động thủ công từ 190.000 đồng - 380.000 đồng. Máy càng phát huy hiệu quả nếu vào đợt dịch vì máy phun được diện tích lớn nên sẽ kịp thời dập dịch.

- Hiệu quả kỹ thuật:

Thiết bị có tính chất bán tự động. Bản chất cải tiến của máy là thay bộ nhông để điều khiển máy trước đây bằng hộp số. Từ đó có thể chủ động được vận tốc, tới hoặc lùi theo ý người điều khiển. Cần phun của máy điều khiển lên xuống được, nhờ đó có thể phun thuốc ở gốc lúa hay lá lúa theo yêu cầu phòng trừ sâu bệnh.

- Hiệu quả xã hội:

Máy giúp giải phóng sức lao động vất vả khi phun thuốc bằng tay, giải quyết được khâu thiếu

MáY PHUN THUốC TRừ SÂU BệNH TRÊN RUộNG LúA TRÊN RUộNG LúA

Tác giả: TRƯƠNG THANH HOàI Địa chỉ:ấp Vĩnh Bửu, xã Vĩnh Đại,

huyện Tân Hưng, tỉnh Long An Điện thoại: 01658500558

1. Tính mới của giải pháp

Máy phun thuốc bảo vệ thực vật trước đây đã có ở đồng bằng sông Cửu Long, khi vận hành có ba động cơ, một động cơ đề, một động cơ phun thuốc, một động cơ hút nước để pha thuốc. Chiếc máy do anh Hoài cải tiến có thể chủ động vận tốc tới hay lùi bằng hộp số thay vì sử dụng bộ nhông, máy có thể điều chỉnh độ cao thấp của cần phun phù hợp loại thuốc phun và sâu bệnh gây hại. Do được cải tiến nên máy vừa chạy, vừa tự hút nước từ dưới ruộng vào thùng phuy để pha thuốc, vừa tự động bơm thuốc phun ra. Mỗi ngày (6 giờ) máy có khả năng phun được 12 ha.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Dùng máy phun tiết kiệm được nhân công, do đó giảm được chi phí trong khâu phun thuốc. Máy phun trong 6 giờ được 12 ha, tốn 2,5 lít dầu và 2 lao động với tổng chi phí là 240.000 đồng, mỗi ha là 20.000 đồng. Nếu phun bằng tay, để phun mỗi ha tốn 82.000 đồng (15 bình thuốc x 5.500 đồng/bình). Như vậy, với mỗi ha chi phí phun máy lợi hơn phun thủ công 62.000 đồng cho mỗi đợt phun. Trong vụ lúa, bình quân phun ba lần nếu ruộng không bị dịch bệnh, sâu rầy (nếu sâu rầy phát triển thì sẽ phun năm đến sáu lần). Như vậy chi phí phun thuốc bằng máy lợi hơn lao động thủ công từ 190.000 đồng - 380.000 đồng. Máy càng phát huy hiệu quả nếu vào đợt dịch vì máy phun được diện tích lớn nên sẽ kịp thời dập dịch.

- Hiệu quả kỹ thuật:

Thiết bị có tính chất bán tự động. Bản chất cải tiến của máy là thay bộ nhông để điều khiển máy trước đây bằng hộp số. Từ đó có thể chủ động được vận tốc, tới hoặc lùi theo ý người điều khiển. Cần phun của máy điều khiển lên xuống được, nhờ đó có thể phun thuốc ở gốc lúa hay lá lúa theo yêu cầu phòng trừ sâu bệnh.

- Hiệu quả xã hội:

Máy giúp giải phóng sức lao động vất vả khi phun thuốc bằng tay, giải quyết được khâu thiếu

lao động, góp phần công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Máy còn giúp hạn chế được nguy cơ nhiễm thuốc độc khi phun thủ công, góp phần bảo vệ sức khoẻ con người.

3. Khả năng áp dụng

Máy có thể sử dụng trên tất cả các ruộng lúa. ở vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An, số nông dân có diện tích đất ruộng từ 5ha trở lên là đa số nên sử dụng máy này rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 3): Phần 1 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)