MáY CUốC Cỏ CầM TAY

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 3): Phần 1 (Trang 25 - 27)

Tác giả: NGUYễN THàNH CÔNG Địa chỉ: 58 Ngô Quyền, khu 9,

huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Điện thoại: 0912444779

1. Tính mới của giải pháp

Từ những khó khăn trong việc tìm công lao động làm cỏ, anh Công mày mò sáng tạo ra chiếc máy xạc cỏ có hiệu suất cao. Qua năm lần thử nghiệm thất bại, anh Công rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm, cải tạo máy hoàn chỉnh hơn, đặc biệt phần lưỡi xạc cỏ phải nghiêng theo hành động cuốc, gạt đất. Máy này khắc phục được nhược điểm của máy cắt cỏ thông thường là loại bỏ được cả gốc và ngọn cỏ. Sáng tạo mới có tính hiệu quả rất lớn cho người nông dân trồng cà phê, một chiếc máy xạt cỏ như vậy có thể thay thế đến bảy, tám ngày công làm cỏ. Máy không những xạc cỏ cà phê mà còn có thể làm cỏ khuôn viên, cỏ bắp, cỏ ruộng lúa...

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Nhờ kết cấu đơn giản, máy xạc cỏ theo sáng chế của anh Công có thể được sản xuất một cách dễ dàng với chi phí thấp và phù hợp. Thực tế cho thấy, máy xạc cỏ có thể đạt tới năng suất của bảy, tám người, trong khi người điều khiển máy ít tốn công sức nhiều hơn so với người cuốc cỏ theo cách truyền thống. Việc sử dụng máy còn có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng thuốc diệt cỏ, vừa bảo vệ môi trường và an toàn cho người sử dụng.

- Hiệu quả kỹ thuật:

Sáng chế máy xạc cỏ bao gồm động cơ, cụm công tác, hệ thống truyền động. Cụm công tác bao gồm khung, dàn cuốc lắp xoay được giữa hai nhánh của khung (trong đó dàn cuốc bao gồm trục xoay, nhiều lưỡi cuốc, mỗi lưỡi cuốc có dạng thanh gập hình chữ U với hai đầu lắp vuông góc với trục xoay và phần ngang của hình chữ U song song với trục xoay). Khi động cơ hoạt động, dàn cuốc xoay, xén ngang thân cỏ và đào phần gốc và rễ.

- Hiệu quả xã hội:

Máy xạc cỏ đã nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí lao động, giảm bớt lao động vất vả, cực nhọc cho bà con nông dân trong giai đoạn xạc cỏ. Sử dụng máy xạc cỏ góp phần tạo nên một nền nông nghiệp sạch, bảo vệ

MáY CUốC Cỏ CầM TAY

Tác giả: NGUYễN THàNH CÔNG Địa chỉ: 58 Ngô Quyền, khu 9,

huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Điện thoại: 0912444779

1. Tính mới của giải pháp

Từ những khó khăn trong việc tìm công lao động làm cỏ, anh Công mày mò sáng tạo ra chiếc máy xạc cỏ có hiệu suất cao. Qua năm lần thử nghiệm thất bại, anh Công rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm, cải tạo máy hoàn chỉnh hơn, đặc biệt phần lưỡi xạc cỏ phải nghiêng theo hành động cuốc, gạt đất. Máy này khắc phục được nhược điểm của máy cắt cỏ thông thường là loại bỏ được cả gốc và ngọn cỏ. Sáng tạo mới có tính hiệu quả rất lớn cho người nông dân trồng cà phê, một chiếc máy xạt cỏ như vậy có thể thay thế đến bảy, tám ngày công làm cỏ. Máy không những xạc cỏ cà phê mà còn có thể làm cỏ khuôn viên, cỏ bắp, cỏ ruộng lúa...

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Nhờ kết cấu đơn giản, máy xạc cỏ theo sáng chế của anh Công có thể được sản xuất một cách dễ dàng với chi phí thấp và phù hợp. Thực tế cho thấy, máy xạc cỏ có thể đạt tới năng suất của bảy, tám người, trong khi người điều khiển máy ít tốn công sức nhiều hơn so với người cuốc cỏ theo cách truyền thống. Việc sử dụng máy còn có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng thuốc diệt cỏ, vừa bảo vệ môi trường và an toàn cho người sử dụng.

- Hiệu quả kỹ thuật:

Sáng chế máy xạc cỏ bao gồm động cơ, cụm công tác, hệ thống truyền động. Cụm công tác bao gồm khung, dàn cuốc lắp xoay được giữa hai nhánh của khung (trong đó dàn cuốc bao gồm trục xoay, nhiều lưỡi cuốc, mỗi lưỡi cuốc có dạng thanh gập hình chữ U với hai đầu lắp vuông góc với trục xoay và phần ngang của hình chữ U song song với trục xoay). Khi động cơ hoạt động, dàn cuốc xoay, xén ngang thân cỏ và đào phần gốc và rễ.

- Hiệu quả xã hội:

Máy xạc cỏ đã nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí lao động, giảm bớt lao động vất vả, cực nhọc cho bà con nông dân trong giai đoạn xạc cỏ. Sử dụng máy xạc cỏ góp phần tạo nên một nền nông nghiệp sạch, bảo vệ

sức khoẻ người sản xuất và tiêu dùng do bà con không cần sử dụng đến thuốc diệt cỏ.

3. Khả năng áp dụng

Với tuổi còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm về cơ khí, máy móc song với sự đam mê sáng tạo anh Công đã tạo ra chiếc máy xạc cỏ đã qua thực nghiệm và cho hiệu quả rất khả thi để nhân rộng phổ biến cho bà con nông dân. Hiện nay, anh đã đăng ký Cục Sở hữu trí tuệ của Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng. Do không có vốn sản xuất vì sản xuất lẻ giá thành rất cao nên anh Công đang phối hợp cùng Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp Lâm Đồng để có thể sớm nhân rộng sáng tạo của mình giúp bà con nông dân trồng cà phê.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 3): Phần 1 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)