0
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Sự biến đổi của lối sống và những vấn đề đặt ra trong xây dựng lối sống

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 52 -64 )

Lịch sử hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử hình thành và phát triển lối sống người Việt Nam. Nó được vun đắp được làm phong phú và đậm đà thông qua hoạt đông lao động sản xuất, chiến đấu, học tập, giao tiếp xã hội trong nội bộ quốc gia, trong đó quan trọng là sự giao lưu văn hoá với các dân tộc khác. Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá

mà văn hoá Việt Nam nói chung, lối sống người Việt Nam nói riêng được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng. Với bản sắc truyền thống của mình là nhẹ nhàng, tế nhị, kín đáo, giản đơn hoà với thiên nhiên, qua quá trình tiếp biến các lối sống văn hoá phương Đông, phương Tây và văn hoá xã hội chủ nghĩa, những nét đặc sắc của lối sống dân tộc Việt Nam truyền thống được nâng cao trên nền văn hoá tổng hợp có tính quốc tế và đầy trí tuệ của thời đại. Cũng như các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần, lối sống người Việt Nam cũng được làm giàu với tinh hoa văn hoá và lối sống của nhiều dân tộc. Dù là một đất nước còn nghèo về kinh tế, nhưng ở đó, nó được hội đủ các đặc điểm phẩm chất cũng như phong thái văn hoá, văn minh tiên tiến thế giới tạo thành một lối sống vừa có tính nhân loại, vừa đậm đà bản sắc Việt Nam.

Giống như một số nước phương Đông khác, đời sống tinh thần xã hội Việt Nam truyền thống dựa trên nền tảng vật chất là nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp trồng lúa nước. Trải qua hàng nghìn năm phát triển lối sống truyền thống ít nhiều có sự biến đổi chứ không phải bất di bất dịch.

Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay, dân tộc ta đã bước vào thời kỳ bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển đất nước. Sau khi giành được độc lập, dân tộc ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và đế quốc Mỹ (1955 - 1975) để bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc.

Lối sống thể hiện phổ quát nhất ở phương thức hoạt động kinh tế - xã hội. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lối sống của con người Việt Nam tất yếu phải có sự thay đổi. Bước chuyển về mặt sản xuất vật chất xã hội đã phức tạp, bước chuyển về mặt lối sống càng phức tạp hơn. Đặc biệt, lối sống truyền thống vốn dựa trên nền sản xuất tiểu nông, có nhiều nhân tố không tương hợp với tính chất của kinh tế thị trường. Có thể nói, ngoài mặt tích cực thì mặt trái

của kinh tế thị trường có tác động tiêu cực làm phai nhạt lối sống tình nghĩa, làm rạn vỡ tinh thần tập thể, sự ổn định gia đình, đồng thời làm nảy sinh lối sống cá nhân chủ nghĩa, lối sống gấp, trụy lạc… Những phương thức sản xuất tiên tiến và hiện đại của thế giới đã mở mang và nâng cao tầm hiểu biết cũng như phương thức hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khắc phục tầm tư duy và thao tác của nền sản xuất nông nghiệp, thủ công; nâng chúng lên tầm tư duy và thao tác của nền sản xuất công nghiệp. Đây chính là cơ sở vững chắc đưa phương thức sống, phương thức hoạt động của người Việt Nam lên trình độ cao phù hợp với một phương thức sống hiện đại, hòa nhập với đời sống các quốc gia dân tộc khác. Thông qua hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa, khoa học công nghệ… với các phương tiện thông tin và giao thông hiện đại, các mô hình kinh tế, các cách thức tổ chức, quản lý xã hội, các điển hình công nghiệp tiên tiếncủa các nước phát triển đã đến với Việt Nam. Có thể nói, đây là điều kiện thuận lợi cho việc làm phong phú và hiện đại hóa lối tư duy, lối thao tác, lối sống cụ thể trong các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của người Việt Nam.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế - xã hội: Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng so với nông nghiệp và sản xuất thủ công; dân số đô thị, nguồn lao động công nghiệp tăng so với nông thôn và nông nghiệp. Điều đó làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội và cùng với nó là biến đổi sâu sắc lối sống trong nhân dân nhất là khi chúng ta hòa mạng internet, quá trình đa dạng hoá, đa phương hóa liên kết và hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện cho các giá trị và các lối sống của nhiều dân tộc khắp hành tinh tác động tới lối sống từng cá nhân, gia đình và xã hội. Người Việt Nam được hướng theo lối sống công nghiệp, hình thành phong cách quan hệ có tính sòng phẳng, thiết thực, thậm chí có khi đề cao tính thực dụng. Tâm lý tự chủ lập thân, lập nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường tạo ra lối sống tự do

theo pháp luật tự lo toan, làm giàu; lối tư duy táo bạo, khám phá, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để nhanh chóng vươn lên trong cuộc sống. Đó là lối sống năng động, lấy hiệu quả làm tiêu chí và chuẩn mực.

Trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ trước đây, đạo đức xã hội hướng tới việc đề cao ý thức cộng đồng, nhấn mạnh tinh thần hy sinh cá nhân phục vụ lợi ích tập thể là “Trung với Đảng, hiếu với dân”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là nét đẹp lý tưởng của con người có đạo đức mẫu mực. Hiện nay, những chuẩn mực đạo đức đó vẫn được phát huy cho phù hợp với thời kỳ mới. Đó là các khái niệm luân lý như “kính lão”, “tôn sư”, “trọng trưởng”, “tín nghĩa”, “chung thủy”, “hiếu thảo”, các nhu cầu về quan hệ gia đình, dòng họ, làng xóm, quan hệ trong làm ăn, cư trú... đang dần dần mang thêm diện mạo mới.

Giá trị đạo đức được đánh giá không chỉ trên phương diện quan hệ giữa người với người trong sinh hoạt đời thường, mà chuyển dần về cái gốc của nó là quan hệ giữa con người với lao động sản xuất. Tài năng trong lao động được coi trọng và được xem là phẩm chất đạo đức. Người tốt phải là người biết làm giàu chính đáng cho mình, đồng thời giúp đỡ người khác thoát khỏi cảnh nghèo khó. Sự quan tâm đến người khác không chỉ dừng ở lời nói, mà phải được thể hiện thành hành động cụ thể. Đó chính là xu thế vận động tích cực của giá trị đạo đức. Trong nền kinh tế thị trường, ý thức đạo đức đối với lao động đã thay đổi. Bất cứ lao động nào, làm việc gì, nghề gì, bằng sức lao động của mình đem lại hiệu quả cao đảm bảo được đời sống của bản thân và gia đình, đóng góp tích cực cho xã hôi không trái với pháp luật đều được xem như là lao động có ích, được thừa nhận và có giá trị xã hội như nhau về mặt đạo đức.

Một quan niệm mới về đạo đức và một lối sống mới hình thành, đó là đạo đức hướng tới hành động, hướng vào hiệu quả công việc, hướng vào sự hình thành và phát triển cá nhân. Như một chủ thể mang nhân cách khẳng

định cá nhân, cá tính, ý thức về vai trò chủ thể, con người làm quen với lối sống thiết thực, khẩn trương, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

Hiện nay, trong xã hội mới – xã hội chủ nghĩa, người được coi là có đạo đức là người có tinh thần yêu nước, phải là người có năng lực để lao động tự giác, làm việc hết mình vì trách nhiệm với mình và với xã hội. Đạo đức trong xã hội mới còn có biểu hiện tích cực thông qua những hành động cụ thể như: nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công, gia đình thương binh liệt sĩ, những người cô đơn, những người mắc bệnh hiểm nghèo... đã nói lên tình cảm đạo đức cao đẹp, sự cố kết cộng đồng của dân tộc ta.

Trên thực tế, đạo đức xã hội nước ta hiện nay vừa có mặt tích cực vẫn có mặt tiêu cực, đang cản trở sự phát triển. Từ góc nhìn văn hóa, yếu tố tiêu cực đang có xu hướng biểu hiện ngày càng tăng. Mặc dù, nó không hiện hữu nhưng đang có tính phổ biến, có thể phá hủy, bào mòn những nền tảng tinh thần đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Đó là chủ nghĩa cá nhân và sự suy thoái trong quan niệm sống trong một phận không nhỏ cán bộ đảng viên đang có chiều hướng gia tăng. Từ đó, nó làm nảy sinh tâm lý sống thực dụng, đề cao một chiều các giá trị vật chất, thói vụ lợi, vị kỷ, ích kỷ, xem đồng tiền là thước đo của giá trị. Bên cạnh đó, những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đang có những tác động đến đạo đức lối sống trong toàn xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay là tệ quan liêu, tham nhũng, nhũng nhiễu, hách dịch dân... của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vì lợi ích cá nhân đã làm xói mòn niềm tin của dân đối với Đảng, Nhà nước.

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Theo quan điểm của Đảng ta những đức tính của con người Việt Nam cần phải xây dựng, phát triển trong giai đoạn cách

mạng mới là: có tinh thần yêu nước, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội.

Những đức tính đó của con người mới không chỉ nhằm xây dựng nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội mà còn nhằm tạo ra một nguồn lực mạnh mẽ, bền vững cho công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Quá trình đổi mới và xây dựng lối sống mới trong gần 30 năm qua không chỉ quy giản về quá trình chuyển từ truyền thống đến hiện đại mà cũng không quy giản vế quá trình chuyển đổi từ mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ sang mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu mới như ngày nay. Bởi vì, sự chuyển đổi trong thời kỳ đổi mới thực sự là một quá trình chuyển đổi kép: vừa từ truyền thống đến hiện đại, vừa từ cơ chế bao cấp xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, quá trình đổi mới lối sống của con người Việt Nam ngày nay thực chất là quá trình kết hợp giữa hai quá trình Việt Nam hóa và hiện đại hóa theo kiểu mới. Theo chúng tôi, lối sống mới của người Việt Nam hiện nay có những đặc điểm nổi bật sau:

Một là, về thói quen.

Ranh giới giữa nông thôn và thành thị đang mờ dần đi đôi với việc mở rộng của các đô thị. Cùng với quá trình giao thương hai chiều nông thôn - đô thị là sự bành trướng của các hình thức văn hóa mới (văn hóa đô thị, công nghiệp), điều đó khiến cho khuôn mẫu ứng xử và hành vi của những người dân nông thôn hiện nay cũng pha trộn “thành thị hóa”. Nói chung, người dân hiện nay có nhu cầu lớn trong việc gắn kết cộng đồng và giữ gìn bản sắc văn hóa làng xã nông thôn, phát triển các hoạt động tâm linh như đi chùa, thờ cúng, hội họp… những giá trị văn hóa truyền thống như trọng người già, trọng đạo đức, trọng gia đình vẫn được đề cao. Những giá trị văn hóa mới, nhu cầu hưởng thụ các hoạt động văn hóa tinh thần mới như du lịch, thể thao… đang được tiếp nhận.

Ranh giới văn hóa giữa các quốc gia đang xích lại gần nhau. Trong quá trình hội nhập hiện nay, sự tương tác giữa lối sống phương Tây và lối sống phương Đông là tất yếu. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận thức được những cái hay, cải dở trong lối sống của dân tộc mình và nỗ lực hiện đại hóa nó.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường đã và đang làm thay đổi khuôn mẫu sống và hành vi ứng xử của người dân. Quan điểm thực dụng và văn hóa tiêu dùng đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay. Tư tưởng tâm lý thực dụng không hoàn toàn xấu song nó lại để lại những hành vi làm phá hoại đạo đức truyền thống, hình thành nên kiểu sống cá nhân chủ nghĩa “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”[68], kiểu sống hờ hững, ích kỷ với những người xung quanh. Thanh niên là người chịu nhiều ảnh hưởng của lối sống phương Tây. Một bộ phận trong đó chạy theo lối sống văn hóa hiện đại, coi đó là mô hình chuẩn để so sánh đánh giá với nền văn hóa khác. Họ thích chạy theo các mốt thời trang kiểu Tây, hở hang, phô bày cơ thể không phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của dân tộc. Họ thực dụng, ít hoặc không quan tâm đến lý tưởng chính trị xã hội, thích lối sống phẳng hơn nghĩa tình. Đó là những biểu hiện xa rời lối sống truyền thống của dân tộc, xa rời bản sắc dân tộc, chạy theo lối sống lai căng, ngoại nhập vốn xa lạ với dân tộc Việt Nam. Đúng như nhận định trong các Văn kiện của Đại hội Đảng rằng: Nội dung tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc về nhiều mặt chưa được định hình rõ nét trong lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa của người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, các sản phẩm văn hóa, hoạt động văn hóa lai căng, thấp kém, thậm chí độc hại.

Hai là, chu n mực và giá trị

Chuẩn mực chính là nguyên tắc của khuôn mẫu ứng xử. Giá trị mang tính khái quát cao hơn chuẩn mực. Trên thực tế cùng một giá trị có thể hỗ trợ cho một số chuẩn mực gần nhau. Ví dụ như người Việt Nam quan niệm rằng

nghĩa tử là nghĩa tận, người nhà phải để tang hàng năm hay quan niệm rằng thi thể người chết cần phải được đào sâu chôn chặt trong khi người dân ở Tây Tạng - Trung Quốc lại tiến hành theo bốn phương thức là thổ táng, hỏa táng, thủy táng và không táng.

Người dân Việt Nam hiện nay vẫn hướng tới chuẩn mực sống Chân - Thiện - Mỹ, nhưng phương thức khác nhiều so với truyền thống. Hiện nay, giá trị kinh tế đang nổi lên mạnh mẽ, vấn đề việc làm tốt, thu nhập cao, làm giàu vật chất là nhu cầu của đại đa số nhân dân. Thực tế thì vật chất là cơ sở, nền tảng xây dựng lối sống tốt đẹp hơn, trực tiếp ảnh hưởng tới mức sống, chất lượng sống. Nếu không quan tâm đúng mức đến tăng trưởng kinh tế thì mọi ý đồ xây dựng một lối sống đẹp trong thời đại hiện nay có thể rơi vào ảo tưởng và duy ý chí song mọi giá trị vật chất không phải là yếu tố duy nhất hoàn toàn chi phối lối sống.

Trong đời sống sinh hoạt, các cá nhân, gia đình đang cố gắng khắc phục những biểu hiện của nếp sống tiểu nông như tác phong thủ công, lề mề, làm ăn nhỏ… Các giá trị mới như trọng lý trong xã hội, hiệu quả, dân chủ, đề cao ý thức cá nhân, ý thức sở hữu cá nhân đang được hình thành đặc biệt rõ nét trong lối sống của tầng lớp thanh niên. Ngay ở nông thôn, khu vực giữ đậm đặc nhất các giá trị chuẩn mực sống đã ăn sâu bám rễ vào tư duy và lối sống của người Việt Nam thì sự hỗn dung văn hóa đang diễn ra sâu rộng. Truyền thống tình làng nghĩa xóm, trong các giá trị cộng đồng vẫn là hạt nhân cơ bản trong sự phát triển làng xã song sự áp chế của tính đồng nhất cộng đồng, sự thanh nhàn, sự bằng lòng với cái nghèo không còn hiệu lực như xưa, xu hướng vươn tới làm giàu, chú trọng đến lợi ích vật chất là một giá trị xã hội

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 52 -64 )

×