Phật giáo ảnh hưởng đến nghi thức ma chay, cưới hỏi

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 87 - 126)

Hiện nay, đối với việc cưới hỏi, người Việt Nam nhiều nơi đưa cô dâu, chú rể tới chùa để các thầy sư làm lễ “Hằng thuận quy y” nhằm chúc phúc cho cô dâu, chú rể và khuyên dạy họ một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo làm

hành trang cho họ trong cuộc sống vợ chồng. Đặc biệt, ngày nay nhiều đôi bạn trẻ khi yêu nhau, mến mộ nhau thường dẫn nhau tới chùa để cùng nhau khấn nguyện cho mối lương duyên của mình ngày một bền vững. Họ tin rằng, trước sự thành kính của mình, Đức Phật sẽ thấu tỏ và phù hộ cho.

Trong hình thức ma chay, người Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Theo phong tục của người Việt, việc ma chay trước đây rất tốn kém. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với sự dẫn dắt của các chư tăng tang lễ diễn ra đơn giản và trang nghiêm hơn. Khi trong gia đình theo đạo Phật có người qua đời thì thân quyến đến chùa thỉnh các chư tăng về nhà để giúp đỡ phần tang lễ. Thông thường các nghi thức trong tang lễ diễn ra tuần tự như sau: Nghi thức nhập niệm người chết; lễ phát tang; lễ tiễn linh (lễ cúng cơm); khóa lễ kỳ siêu cho hương linh; lễ cáo triều tổ (cáo tổ tiên, ông bà trước giờ di quan); lễ di quan và hạ huyệt; đưa lư hương, long vị, bình vong về chà hoặc chùa; lễ an sang; tứ thất (tụng kinh, cầu siêu và cũng cơm cho hương linh 49 ngày); lễ tiểu tường (sau ngày hương linh mất 1 năm); lễ đại tường (lễ xóa tang, sau ngày hương linh qua đời hai năm). Nhiều người dù không theo đạo Phật song do tin Phật, một lòng hướng tới Đức Phật mà họ đã mời các tăng ni đến tụng kinh để cầu siêu cho hương hồn người khuất. Dường như họ cảm thấy an tâm hơn, trách nhiệm hơn đối với ngời đã mất khi gửi gắm phần hồn của họ lên chùa.

Cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo là niềm an ủi cho con người bằng một sự đền bù hư ảo hay là đem lại sự thỏa mãn nhu cầu tâm linh một cách ảo tưởng, coi sự giải thoát khỏi thế giới trần tục cứu cách cho cuộc đời đau khổ của mình. C.Mác đã từng nói “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”[42, tr.569 - 570]. C. Mác xem tôn giáo như một thuốc an thần ở mà đó

quần chúng nhân dân tìm thấy sự an ủi, con đường giải thoát cho mình. Phật giáo đem đến cho con người sự thanh thản, niềm hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp ở cõi Niết bàn. Con người tin và theo đạo Phật và nhờ đó nhu cầu tâm linh của họ được an ủi, đền đáp. Nhưng Phật giáo là một tôn giáo bởi nó có nghi lễ, cũng lễ, cầu nguyện và khi gặp khó khăn được Phật tổ cứu giúp. Với người Phật tử, Đức Phật hay ông Bụt đều là hình tượng của sự sáng suốt, lòng nhân từ bao dung độ lượng luôn cứu với và ban phước lành cho con người.

Phong tục tập quán tại Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đã chịu nhiều tác động của trào lưu văn hóa khác nhau, nhất là từ Trung Quốc, trong đó Phật giáo đã dự phần quan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các tập tục dân gian mà chúng ta thấy vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Tuy nhiên, không phải các tập tục có sự ảnh hưởng của Phật giáo là tốt tất cả, mà trong đó có tập tục cần phải chắc lọc lại... Song song với việc duy trì các phong tục mang giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt, Phật giáo cũng đã và đang góp phần không nhỏ vào việc duy trì các hủ tục lạc hậu làm cản trở quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam.

Ngày nay, nhiều nơi chùa chiền lại trở thành ốc đảo, nơi nương náu cho những người luôn khiếp sợ với sự biến động của thời đại. Họ an phận thủ thường quay mặt về quá khứ, quay lưng với thời đại, coi chốn chùa là nơi tốt nhất để ẩn náu, để thanh lọc cõi tâm, rời xa hồng trần. Hòa thượng Thích Thanh Từ đã từng phản ánh: “Thời gian này, đa số người ta ở chùa đều do thất chí và thi rớt, thất tình vì bị người bạc đãi, già nua, bệnh hoạn… vào chùa làm tăng ni”. [75, tr.97]

Chính vì muốn cho tâm hồn của mình khỏi xao động, sống một cuộc đời khép kín mà thành ra cửa chùa không còn là chốn thiêng liêng mà trở thành nơi để nhiều kẻ “núp bóng từ bi làm kế sống. Từ đó xuất hiện những cách hiểu lệch lạc về tầng lớp tăng ni, phật tử như:

“Yên th n àm sãi ở chùa

Tụng kinh niệm Phật oản thừa sãi ơi”

Các hình thức như cúng sao giải hạn, tục đốt vàng mã, xin xăm bói quẻ, xem giờ, xem ngày… đang bị lợi dụng rất nhiều trong các chùa. Nó không chỉ đơn thuần xuất phát từ tấm lòng thành, từ trong cái tâm của mỗi người. Nó đã mang trong đó tính vụ lợi, mưu cầu lợi ích cá nhân bằng cách tầm thường hóa các nghi lễ Phật giáo. Nhiều Phật tử đã bị mê hoặc bởi lợi ích vật chất và bỏ quên chức trách của mình, sa vào “vọng tâm” đánh mất “chân tâm”, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Phật giáo Việt Nam. Ngày nay, tục đốt vàng mã bị coi là hủ tục mang tính mê tín, dị đoan và vô lý, người Phật tử chân chính sẽ không chấp nhận điều này. Bởi theo Phật chúng sinh tùy nghiệp thiện, ác mà theo đó thác sinh cõi lành, cõi dữ. Người chết cũng theo nghiệp thiện, ác mà thọ sinh vào sáu cõi chứ không chờ đốt vàng mã để đi qua cửa âm phủ như người sống nghĩ. Theo Phật giáo, có nhiều cách thể hiện tình cảm với người đã mất như trước lúc người thân mất đi, thân quyến thực hiện phát tâm bố thí, phát sanh, cúng dường, làm nhiều điều thiện để người chết được thọ sinh vào cảnh giới an lành. Thông thường người dân thường tránh các ngày 05, 14, 23 nhưng theo Phật giáo chỉ cần chúng ta luôn làm điều thiện thì ngày nào, tháng nào cũng đều tốt cả.

Nhiều khi để cho tâm hồn được hóa giải, lòng thành kính có đường đi, lối về với Phật tổ, nhiều chùa vẫn tổ chức hình thức xin xăm bói quẻ, cúng sao giải hạn. Nó diễn ra rầm rộ vào các dịp dầu năm mới hoặc các ngày lễ lớn. Thường ở các chùa làng có thờ Quan Thánh đế Quân thì hay có việc xin xăm. Người muốn xin xăm thì phải tới lạy Phật sau đó đến bàn quan Thánh khấn xin một quẻ xăm. Saukhi lắc ống xăm gồm 100 thẻ lấy một thẻ rớt ra và mang thẻ đó tới nhờ thầy giải đáp cho vận mạng của mình. Thực ra, người xưa có câu: “phước chí tâm linh, hoa lai thần ám”, nghĩa là khi gặp lúc phước đến mở

quẻ ra thì tốt, khi họa tới, mở quẻ thì xăm nào cũng xấu cả. Cho nên bản thân con người phải dựa vào chính mình mới mong tốt, xấu, trông chờ vào thần linh hiển thị thì sẽ hao tổn tâm trí mà lại không có kết quả. Vì vậy, tốt hay xấu vẫn là do bản thân mình quyết định, cần phải có cái nhìn, nhận thức đúng đắn trong mọi hành động của mình sao cho phù hợp với các thang giá trị đạo đức. Đó chính là nền tảng, là cơ sở để biến “vọng tâm” thành “chân tâm” nơi mỗi cá nhân, khi đó tự ta đã đắc đạo và trở thành Phật tánh.

Có thể nói, sự dung hoà giữa Phật giáo và hệ thống tín ngưỡng bản địa đã góp phần duy trì nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc nhưng cũng dễ làm cho Phật giáo ngày càng bị pha tạp. Trong bối cảnh mới, với tâm lý thực dụng, vụ lợi của người đi lễ, chùa Phật giáo trở thành môi trường dung chứa cho mê tín, dị đoan phát triển. Thực trạng này đã và đang gây ra những khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo và làm tăng chiều hướng tâm lý mê tín dị đoan trong xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế của đất nước có bước phát triển vượt bậc, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu của con người cũng vì thế mà ngày càng được phát triển. Chính vì vậy, việc cúng lễ ngày càng có có xu hướng gia tăng. Cùng với việc cúng, lễ, các vật phẩm phục vụ cho việc thờ cúng cũng ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn. Những tập tục không còn phù hợp với sự phát triển nói trên rất cần thiết phải được loại bỏ dần trong quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay. Khi đông đảo nhân dân trong xã hội hiểu được rằng, Phật không phải ở chùa to, tượng đẹp, ở sính lễ nhiều tiền, ở việc chăm thực hành nhi thức cầu cúng, mà Phật ở trong tâm mỗi người thì các sinh hoạt Phật giáo sẽ góp phần phát huy được nhiều hơn những nét hay, nét đẹp trong giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

2.3. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến phƣơng thức ứng xử, triết lý sống của ngƣời Việt Nam

Hơn 2.000 năm tồn tại ở Việt Nam, Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó không chỉ tác động sâu sắc tới cách thức lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống, phong tục tập quán của người dân Việt mà còn có ảnh hưởng khá đậm nét trong cách thức giao tiếp, ứng xử, triết lý sống của người Việt Nam. Hay nói cách khác, Phật giáo đã góp phần hình thành những giá trị, chuẩn mực trong lối sống của người Việt Nam.

Theo GS.TS Nguyễn Hùng Hậu, cấu trúc tư duy truyền thống của người Việt Nam gồm 4 yếu tố chính: cái bản địa, Nho, Phật, Lão. Sự hòa quyện của bốn yếu tố này tạo nên cho con người Việt Nam một quan niệm sống, một triết lý sống, một lối tư duy tương đối hoàn chỉnh. Về hình thức, bốn yếu tố trên khác nhau nhưng chúng lại thống nhất, hòa quyện vào nhau tạo nên một chỉnh thể, đó là tư duy người Việt Nam. Trong bốn yếu tố đó, Nho mạnh về học thuyết chính trị xã hội nên nghiêng nhiều đến đối nhân xử thế; Lão đề cao lối sống hòa đồng với tự nhiên, nên có phần nghiêng về lối sống; Phật giáo với những giáo lý như từ bi, cứu khổ cứu nạn…nó nghiêng về triết học, tâm linh. Trong những yếu tố này, những giáo lý của nhà Phật tỏ ra gần gũi, gắn bó với đời sống người Việt nhiều hơn cả. Quan niệm, học thuyết về khổ của Phật giáo đã ảnh hưởng đến tư duy, lối sống người Việt khá sâu đậm, nó làm cho người Việt Nam có sức chịu đựng vô cùng dẻo dai, một đức tính nhẫn nại, bền bỉ, cam chịu. Nếu không có những đức tính như vậy thì sau 1000 năm Bắc thuộc, nhất là sau cuộc đàn áp đẫm máu của Mã Viện thì liệu dân tộc ta có còn tồn tại được hay không? Nhưng điều quan trọng hơn là trong nỗi khổ mà Phật giáo chỉ ra bằng thực tiễn và suy nghĩ của mình, người Việt đã phát hiện ra một nỗi khổ bao trùm nhất, cao nhất mà không một nỗi khổ nào có thể sánh được đó là nỗi khổ mất nước. Bởi vậy, trong Phật giáo Việt Nam, đánh

giặc cứu nước cũng là Thiền, cũng là một con đường đi đến giác ngộ.

Những quan niệm ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão, nhân nào quả ấy, đời cha ăn mặn, đời con khát nước, cha mẹ hiền lành để đức cho con… của người Việt đã thể hiện rõ tính nhân sinh của đạo Phật. Nó hướng con người sống thiện, làm việc thiện tu nhân tích đức cho mình và con cháu. Những câu chuyện cổ tích như “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”… luôn có hình ảnh ông Bụt hiện lên giúp đỡ người hiền lành khi học gặp khó khăn. Kết thúc có hậu của các câu chuyện, người hiền tất sẽ gặp lành, còn kẻ ác không tránh được quả báo, khuyên con người sống nhân ái, yêu thương, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. Những câu chuyện đó mang hồn Việt nhưng thấp thoáng trong đó là tinh thần của Phật giáo. Như vậy thì bản chất từ, bi, hỷ, xả trong tư tưởng Phật giáo đã thấm sâu vào đời sống tinh thần dân tộc, hướng mọi tầng lớp nhân dân vào con đường thiện nghiệp tư dưỡng đạo đức vì dân vì nước. Có tác giả đã nhận xét: cái sống đời đời trong đạo đức Phật giáo là từ bi cứu khổ cứu nạn. Nó vượt thời gian, không gian, bởi nó nhằm bảo vệ, phát huy, duy trì nhân bản “làm điều lành”, “hướng về điều lành” hoặc ít nhất “đừng làm ác”, “đừng hướng về cái ác”.

Luật nhân quả theo Phật giáo đề cập đến sự biến động, sinh diệt nối tiếp nhau, đã chỉ cho các tín đồ điều kiện để đạt đến đỉnh cao của trí tuệ thì người tu hành phải có đức độ, lòng từ bi mà không ỷ lại hay tự ti với chính mình. Tư tưởng này là nguồn động lực thôi thúc con người hành động, vững tin vào cuộc sống. Luật nhân quả còn khẳng định rằng khi chúng ta gieo nhân tức là đã gây nghiệp, gây nghiệp lành được quả lành, gậy nghiệp dữ bị quả dữ. Vì vậy, đã hướng con người vào việc thiện, xa lánh điều ác. Nếu chúng ta gạt bỏ yếu tố thần bí về kiếp người trong luật nhân quả, sẽ thấy được tinh thần nhân bản trong việc giáo dục con người sống lành mạnh, làm việc tốt, từ đó góp phần vào xây dựng xã hội yên bình và có nhân tính hơn. Ngoài ý nghĩa tích

cực trong việc giáo dục và xây dựng gia đình tốt, một xã hội yên bình, Phật giáo nhấn mạnh sự nỗ lực là yếu tố quyết định của mỗi con ngời trong quá trình tu tập đi đến giác ngộ. Giáo lý nhân quả của Phật giáo không ra lệnh cũng không trừng phạt mà đưa con người về vị trí thực sự của họ, không tách khỏi ý thức trách nhiệm vai trò vị trí của mình trong gia đình và xã hội, không ngừng tự giáo dục theo các chuẩn mực đạo đức, đạt đến sự hoàn thiện của bản thân. Không những vậy, giáo lý nhân quả còn góp phần trong việc phòng ngừa ý định, hành vi vi phạm pháp luật của con người khi còn chưa bộc lộ, con người trước nguy cơ trở thành tội phạm thì lương tâm thường hay cắn rứt, dày vò. Trong suy nghĩ ban đầu của họ luôn có sự đắn đo, đấu tranh tư tưởng… Do đó, nếu như họ sợ bị quả báo trừng phạt, quả báo có thể ứng ngay với bản thân mình thậm chí còn chịu hậu quả lâu dài về sau thì họ sẽ ăn năn hối cải, từ đó có hành động tích cực để chuộc lỗi lầm tạo nghiệp.

Phật dạy chỉ có chính ta mới là chủ nhân thực sự cuộc sống của ta nên ta phải gắng sức rèn luyện để trở thành người tốt mà không trông chờ ở một thế lực siêu tự nhiên nào ngoài bản thân mình. Đức Phật dạy rằng: “Hãy tự mình là ngọn đèn soi sáng cho mình, hãy tự tạo cho mình một chỗ nương tựa và đừng nương tựa vào ai khác ngoài bản thân mình” [4, tr.63]

Đạo Phật là “Đạo Tâm”, nó khuyến khích con người luôn hướng vào bên trong tìm tới cái tâm thiện, diệt trừ cái tâm ác, sống một cuộc đời an lạc, thanh tao. Hơn nữa, nếu muốn trở thành một người quản lý giỏi nhất phải là người thu phục được nhân tâm, làm cho cái “tâm” của mỗi con người luôn được tỏa sáng. Người Việt đã dùng chữ “lòng” thay cho chữ “tâm” trong Phật giáo để chỉ tâm tư, tình cảm, ý chí, tinh thần, lý chí, cảm xúc… Điều này phản ánh đặc trưng trong tâm lý người Việt đó là thiên về tình cảm, về việc mô tả cảm xúc, tình cảm của con người. Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam đã diễn tả rất rõ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 87 - 126)