Phật giáo góp phần củng cố, duy trì các phong tục, tập quán của ngườ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 80 - 83)

biệt trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Những giá trị tích cực của Phật giáo đã giúp người dân Việt Nam giữ được nét đẹp truyền thống trong sản xuất kinh doanh như trung thực, đoàn kết và nhân ái; giúp đỡ nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn cũng như góp phần hình thành nhiều hình thức sản xuất kinh doanh đậm giá trị nhân văn.

2.2. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến phong tục, tập quán

2.2.1. Phật giáo góp phần củng cố, duy trì các phong tục, tập quán củangười Việt Nam người Việt Nam

Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của mỗi dân tộc. Thông qua phong tục tập quán, người ta lại thấy được những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của các dân tộc. Đối với con người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng của Phật giáo là khá rõ nét trong một số phong tục tập quán phổ biến của người Việt .

Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng hầu hết các tôn giáo được truyền đi bằng con đường chính trị, được áp đặt bằng vũ lực, bằng chiến tranh hoặc làm công cụ cho các thế lực xâm lược. Ngược lại đã hai mươi sáu thế kỉ qua trên bước đường truyền bá khắp thế giới, Phật giáo chưa bao giờ để lại một vết máu do xung đột, điều đó xuất phát từ bản chất từ bi hỷ xả, vị tha của đạo Phật.

Trước khi Phật giáo du nhập, nước ta đã có một hệ thống tín ngưỡng, phong tục vô cùng phong phú. Họ quan niệm rằng: “Ông trời ở trên cao có thể nhìn thấy mọi việc dưới đất, biết trừng phạt kẻ làm ác, giúp đỡ kẻ làm lành. Ông trời có những thuộc hạ gần xa. Gần thì có ông Sấm, bà Sét, xa thì có Sơn Tinh, Thủy Tinh, thần cây đa, ông Táo, ông Địa… Rồi con người không hẳn

là bất diệt nhưng có thể tồn tại một thời gian khá lâu, quanh quẩn bên xác người chết và có thể ở chung với người còn sống trong một thời gian để che chở, bảo hộ” [34, tr.50].

Khi Phật giáo vào Việt Nam, tuy giáo lý nhà Phật không chấp nhận có một đấng ở trên cao có thể nhìn thấy mọi vật ở dưới đất, nhưng thuyết nhân quả, nghiệp báo của đạo Phật, phù hợp với quan niệm ông Trời muốn trừng phạt kẻ ác, thuyết luân hồi phù hợp với quan niệm tồn tại sau khi xác thân tiêu hoại, cho nên Phật giáo ứng nghiệm ngay với quan niệm nhân gian.

Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã hệ thống tín ngưỡng dân gian thành ba yếu tố: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Những tín ngưỡng trên là sản phẩm của nhân dân hình thành trong chiều dài của lịch sử trên cở sở kinh nghiệm, sự sùng bái và trí tưởng tượng của con người, vì thế nó trở thành hệ thống chặt chẽ tất nhiên nhưng thiếu cơ sở vững chắc.

Khác với Nho giáo, Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng phương tiện hòa bình chứ tuyệt nhiên không phải là công cụ cho những thế lực xâm lược, cộng với phương châm từ, bi, hỉ, xả, trí tuệ vị tha và nền giáo lý phù hợp với tín ngưỡng truyền thống, nên “đạo Phật thấm vào nền văn minh Giao Châu dễ dàng như nước thấm vào lòng đất” (Nguyễn Lang).

Cho nên trong đời sống thường ngày, chúng ta không lạ gì với những biểu tượng của Phật giáo. Những hình ảnh đó được thể hiện trong đời sống một cách tự nhiên, đó là hình ảnh ông Bụt, mái chùa, nhà sư, tiếng chuông…

Trong tâm thức của người dân Việt Nam, chùa không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi thờ Thần, thờ Mẫu, thờ các vị anh hùng dân tộc. Trước khi đạo Phật vào Việt Nam thì dân tộc ta đã có tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngày ấy, cư dân Việt đã thờ ba bà mẹ sáng tạo ra muôn vật: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải. Trong tâm linh của cư dân Việt cổ, ba vị này là chủ thể

sáng tạo ra ba địa bàn hoàn chỉnh của đất nước: vùng trời, vùng đất (kể cả rừng núi), vùng biển (kể cả sông ngòi). Bên cạnh tín ngưỡng thờ ba bà mẹ, dân tộc ta còn có tục lệ thờ các vị thần nông nghiệp, các vị thần về hiện tượng tự nhiên… Tất cả việc thờ cúng này mang ý nghĩa duy vật thô sơ. Không lấy làm lạ là trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh các bà mẹ: Mẹ Âu Cơ với cái bọc trăm trứng - biểu tượng cho sự khai sinh ra dân tộc; Mẹ Âu Cơ dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm dệt vải - biểu tượng cho sự sáng tạo văn hóa; Mẹ của Thánh Gióng - biểu tượng cho người sản sinh ra vị anh hùng khổng lồ trong công cuộc bảo vệ đất nước; Mẹ Man Nương với hòn đá phát sáng (Thạch Quang) ở gốc cây thiêng Dung Thụ, đưa mẹ Man Nương thành Phật Mẫu và các con là các nữ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp cùng hệ thống chùa Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Điện, Pháp Vũ) gắn liền với đời sống của cư dân nông nghiệp lúa nước phương Nam. Những hình ảnh người mẹ ấy đã phản ánh một chặng đường dài phát triển của lịch sử dân tộc với quá trình dựng nước và giữ nước, đảm bảo cho dân tộc Việt Nam khắc phục được cả thiên tai và địch họa. Truyện xảy ra vào thế kỷ thứ II, biểu hiện sự giao tiếp văn hóa Việt Ấn (mẹ Việt: Man Nương chân chất, cha Ấn: Khâu Đà La siêu phàm). Cũng từ mốc văn hoá này mà chùa Việt Nam bên cạnh thờ Phật còn có cả thờ Mẫu (Tiền Thánh hậu Phật). Đó cũng chính là truyền thống và tư tưởng yêu nước, nhân đạo của dân tộc. Chính vì vậy, người dân đến chùa không chỉ lễ Phật mà còn lễ Mẫu, lễ Thần, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc. GS. Trần Quốc Vượng đã đánh giá: “Nếu đặc điểm tôn giáo Việt Nam là sự thờ thần (tha lực siêu nhiên) mà con người cúng và cầu để nhờ vả và “Phù hộ độ trì” thì Phật hay Quan Âm cũng trở thành một loại thần Phật Điện; tính tâm linh Ấn Độ nhường bước cho tính tình cảm Việt Nam (hơn đâu hết, tôn giáo Việt Nam nặng nề về tình cảm hơn là giáo lý, giới luật, đoàn thể tôn giáo), sự suy tưởng nội tâm (Thiền định)

nhường bước cho sự “van vái, co kéo” Thần, Phật xuống gần “cõi người ta” để “cứu khổ, cứu nạn” cho đời” [ 84,tr.140].

Như vậy, có thể thấy, Phật giáo đã và đang góp phần rất lớn vào việc củng cố, duy trì phong tục thờ thần – một giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Hay nói cách khác, Phật giáo đã và đang góp phần vào việc duy trì, chuyển tải đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt. Bởi đa phần các vị thần trong tâm thức dân gian Việt Nam đều là những người có công với làng xã, đất nước được cộng đồng tôn vinh.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 80 - 83)