Phật giáo ảnh hưởng đến tập tục đi lễ chùa, cúng Rằm, mùng Một

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 83 - 86)

Hệ thống chùa tháp, một bộ phận cấu thành giá trị văn hóa vật chất của di sản văn hóa dân tộc được thiết kế mang dáng vẻ thanh thoát, trầm mặc, đậm sắc thái riêng của phương Đông. Không một tỉnh thành nào trên đất nước Việt Nam không có hình ảnh của các ngôi chùa. Mái chùa đã đi vào đời sống của dân tộc ta, là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân nhất là ở các vùng quê. Chùa là nơi thể hiện quan niệm Từ - Bi - Hỷ - Xả… gợi cho con người hướng thiện, hướng đến sự tĩnh lặng trong tâm hồn. Chùa ở miền quê là “Đất vua chùa làng phong cảnh Bụt”. Chùa do dân làng tạo dựng, lời kệ câu kinh ngân nga thoát tục, tiếng chuông chùa vang vọng khắp thôn quê, những nông dân chân bùn tay lấm với buổi trưa hè nghỉ mát dưới lũy tre xanh. Tiếng chuông ngân khiến lòng người lắng dịu thoảng quên đi bao nỗi nhọc nhằn vất vả, chùa bỗng dưng có một sức thu hút lạ thường, khiến cho con người muốn gần gũi, hướng về:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông” [68]

Đi chùa lễ Phật đã trở thành nếp sống quen thuộc không thể thiếu trong đời sống tâm linh của rất nhiều người dân Việt Nam. Người Việt Nam còn đi lễ chùa theo truyền thống:

“Dù ai uôn án ở đ u, Đến ngày Phật Đản năm ch u c ng về

Dù ai uôn án trăm nghề,

Đến ngày Phật Đản ta về chùa ta” [62]

Người Việt Nam đến chùa với lòng thành tâm của mỗi người, để cầu bình an, phúc lộ cho bản thân và gia đình. Có người đến chùa để xám hối, nhưng có người đến để vãn cảnh chùa. Ngày nay, ngoài ngày rằm, mùng một, vào các ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư (lễ Phật Đản), rằm tháng Bảy (lễ Vu Lan) số lượng người đến chùa ngày càng đông. Trước cánh của thiền môn, những Phật tử, khách thập phương đều giữ cho mình sự trang nghiêm, thành kính để dâng lên Đức Phật và các bậc thánh hiền tấm lòng chân thành của mình. Trong số đông đảo những con người quỳ trước Đức Phật ấy, không phải ai cũng đến chùa vì lý do tín ngưỡng thuần túy. Nhiều người đến chùa chỉ đơn giản muốn xem lễ hội hoặc chiêm ngưỡng kiến trúc và khung cảnh thanh tịnh nơi cửa Phật. Nhưng khi đã nhập hội, trước sự trang nghiêm, tĩnh tại chốn chùa, cửa Phật dường như họ cũng trở nên đĩnh đạc và trầm tĩnh hơn, cái tâm trong sáng trở về bên họ, hướng họ tới suy nghĩ tốt đẹp. Những ngày lễ hội lớn trong năm bắt đầu từ Phật giáo như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ tắm Phật… thực sự đã trở thành một trong những ngày hội văn hóa của người dân Việt Nam. Điều này phù hợp với nếp sinh hoạt cộng đồng, một sinh hoạt truyền thống ở vùng đất mới. Đặc biệt đối với đồng bào Khơ me Nam Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Nam Tông, còn có những lễ dân tộc mang đậm nét Phật giáo như lễ mừng năm mới (Chol–chơ-nam Thơ-mây) vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 âm lịch; lễ cúng ông bà tổ tiên (Donta) vào ngày 30 tháng 8 dương lịch; lễ cúng trăng (Okcombok) ngày 15 tháng10 âm lịch… đã trở thành những ngày hội vô cùng sôi nổi và đặc sắc của đồng bào Khơ me. Những ngày đại lễ Phật giáo vừa nêu trên đã là chất keo gắn bó những người

dân với nhau, nâng cao tình yêu thương đồng loại và nảy nở lòng hy sinh, tính vị tha, củng cố lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ.

Theo đúng truyền thống, tập tục cúng Rằm, mùng Một là tập tục cúng sóc vọng tức là ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau. Cho nên thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc, thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng và sự cảm thống sẽ được thiết lập là ngày trong sạch để các vị tăng kiểm điểm hành vi của mình, gọi là ngày Bồ tát và ngày sám hối, người tín đồ về chùa để tham gia sự sám hối, cầu nguyện bỏ ác làm lành và sửa đổi thân tâm. Quan niệm ngày sóc vọng là có nguồn gốc ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa. Ngoài việc đi chùa sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mồng một, họ thắp nến, thắp nhang, hương hoa để dâng cúng Tam bảo và tổ tiên Ông bà, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ với những người đã mất trong họ hàng và gia đình. Đó cũng là sự cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tính và giáo dục con cháu về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của họ. Với người Việt Nam, quan niệm chỉ cần có lòng thành thì dù tu hay không tu thì con người đều có thể trở thành Phật, bởi Phật ở trong tâm mỗi người. Cũng chính từ quan niệm này cho nên bằng tấm lòng chân thành, từ bi mà tục lệ bố thí, phóng sinh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng. Cầu siêu, giải hạn cũng là nếp sống quen thuộc. Những ngày lễ hội lớn như Phật đản, lễ Vu Lan… đã trở thành đại lễ của đông đảo người dân Việt. Thông qua đây cũng là dịp giáo dục con người phải biết sống tốt, sống đẹp, nảy nở đức hy sinh, lòng vị tha. Từ đó, họ cảm thấy gắn bó với nhau trong tình yêu thương đồng loại, tình yêu quê hương đất nước được khơi dậy (ân đất nước), nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã có công nuôi lớn, dưỡng dục mình (âncha mẹ). Nếp sống của con người Việt Nam nghiêng về nội tâm, hướng nội. Ngày nay, sau khi trải qua nhiều hy sinh, mất mát trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân Việt Nam rất nhạy cảm trước mọi niềm vui, nỗi buồn của mọi người, sẵn sàng sẻ chia, đồng cảm cộng khổ với những người xung quanh.

Bởi vậy, trong việc giải quyết các mối quan hệ xã hội, người Việt Nam đề cao và lấy cái tâm làm gốc, thiên về tình cảm.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w