Xuất phát từ quan niệm cho rằng Phật giáo là một tôn giáo quan tâm nhiều đến kiếp sau hơn là những vấn đề của cuộc sống hiện tại nên đã có không ít người cho rằng Phật giáo hầu như không quan tâm nhiều đến việc lao động sản xuất, kinh doanh, nếu có cũng chỉ mang tính chất đáp ứng nhu cầu tối thiểu mà thôi. Đây là một tư tưởng sai lầm, bởi Phật giáo quan niệm nếu chúng ta có một đời sống chánh kiến thì hạnh phúc đến với chúng ta không những trong đời này mà còn trong đời sau. Phật giáo luôn nhấn mạnh về cuộc sống đạo đức và lương thiện trong đời hiện tại hơn là đợi đến kiếp sau. Thậm chí ngay cả Niết bàn, sự khát khao giải thoát cuối cùng cả người Phật tử cũng có thể đạt được ngay chính trong cuộc sống này. Vì giáo lý nhà Phật chủ trương “vô thường” với quan niệm “thiểu dục tri túc” khuyên con người bớt ham muốn dục vọng và biết đủ. Nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội xảy ra là do không kìm nén được ham muốn, không tiết chế được dục vọng cá nhân. Việc tiết dục, sự điều độ và biết đủ trong đời sống sinh hoạt là hạnh phúc theo quan điểm của Phật giáo và làm cho người ta thoát khỏi những ham muốn vô tận và bất thiện.
Trong các kinh điển Phật giáo, không có một chương hay phần nào nói về kinh tế một cách độc lập, trực tiếp mà nó được đề cập đến trong rất nhiều bộ kinh khác nhau. Phật giáo đã đề cập đến những nhu cầu cơ bản của con nười là ăn, mặc, ở, đi lại và giáo dục. Chỉ cần nhu cầu cơ bản không đáp ứng
được thì sự phát triển về thể chất và tinh thần là điều không thể: “Vì thiếu hụt nhu cầu sống cơ ản, thực ph m trống rỗng, sự nghèo đói đã an tràn trong ã hội. Từ đó, nảy sinh trộm cướp, bạo lực, giết người, vu khống, mại dâm, lừa dối, tham am, ác t m, phóng đãng, trụy lạc cuối cùng dẫn tới sụp đổ đạo làm con hay lòng mến mộ đạo pháp. Những điều trái đạo đức như thế sẽ sinh sôi nảy nở trong chốn nh n gian” [50, tr. 76]
Trong quá trình du nhập và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn mực, hệ giá trị đạo đức trong xã hội; ảnh hưởng không nhỏ đến cách thức lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống của người Việt Nam. Bên cạnh những giá trị đặc thù như bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, nhân sinh quan Phật giáo còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính xã hội được biểu hiện trong lối sống, cách thức lao động sản xuất giúp người dân Việt Nam luôn hướng tới sự trung thực trong sản xuất kinh doanh, tránh xa sự gian dối, điêu ngoa làm hại người…
Theo quan điểm của Phật giáo, lao động có chức năng rất khác nhau để hoàn thành cho người lao động cơ hội để sử dụng và phát triển khả năng của mình; giảm cái tôi của mỗi người bằng cách cộng tác với những người khác trong một nhiệm vụ chung. Điều này khác hẳn với quan niệm của kinh tế học hiện đại khi cho rằng lao động như là một “điều chẳng đặng đừng phải làm”; càng ít lao động trong quy trình sản xuất thì càng tốt. Các chức năng này có ý nghĩa sâu sắc đối với những sự gắn kết kinh tế và xã hội. Trên thực tế, chất lượng công việc của một cá nhân có thể có tác động sâu sắc đến sự tồn tại của họ. Tuy nhiên, sự tự động hóa và phân chia lao động đã làm giảm ý nghĩa mà một cá nhân có thể nhận được từ công việc của mình. Đề cao lao động, đề cao quá trình sản xuất ra vật chất nhằm ổn định xã hội theo quan điểm của đạo Phật thì việc coi trọng phát minh mới trong sản xuất đã góp phần nâng cao
nhận thức của người dân trong việc phải phát triển khoa học kỹ thuật và ứng dụng nó trong lao động sản xuất để làm cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người lao động đã không ngừng nâng cao trình độ để phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất của xã hội, tránh được sự đào thải gay gắt, từng bước tiến tới thành công trong cuộc sống. Trong thời đại mà khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thử thách cho Việt Nam. Con người Vệt Nam đã phát huy tinh thần lao động chăm chỉ, cần cù và sáng tạo của mình. Có rất nhiều loại máy móc đã được chúng ta cải tiến mà giá thành lại rẻ hơn các sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Tin học là một lĩnh vực phát trển rất mạnh trong những năm gần đây. Người Việt Nam bằng tài năng và trí tuệ của mình đã đạt được nhiều giải thưởng, nhiều công trình có tính ứng dụng cao. Việt Nam đã vượt lên để trở thành một trong những đối tác về phần mềm của nhiều công ty lớn trên thế giới, cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ. Trong những năm qua, ROBOCON châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức, chúng ta đã đạt giải cao. Điều đáng nói là chúng ta đã phát huy được phẩm chất cần cù, sáng tạo trong điều kiện vật chất của chúng ta còn thua kém hơn nhiều nước trong khu vực.
Xuất phát điểm là một nước sản xuất nông nghiệp với tính chất khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên như thiên tai, hạn hán, mất mùa vì vậy, từ xưa đến nay người Việt Nam luôn mang trong mình phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp trong sản xuất kinh doanh đó là đoàn kết, gắn bó cộng đồng, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Trong quá trình sinh hoạt tại các đạo tràng, đi lễ chùa đã sớm hình thành những nhóm, câu lạc bộ giúp nhau, tương trợ nhau trong đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo… Ở các vùng nông thôn Việt Nam, tinh thần đoàn kết, nhân ái của Phật giáo đã phần nào len lỏi vào trong lối sinh hoạt sản xuất nông nghiệp trong các làng xã, làm cho sự cố
kết cộng đồng ngày càng bền chặt. Nông thôn Việt Nam chiếm đến 80% và nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp. Chính sự gắn kết với nền nông nghiệp lúa nước khiến cho lối sống cư dân vùng nông thôn thể hiện rõ nét tính chất văn hóa làng xã. Ở đây họ rất đoàn kết, tính cộng đồng cao, họ thường xuyên giúp đỡ nhau trong công việc, trong sinh hoạt hàng ngày. Mỗi thành viên trong làng ngoài các công việc của gia đình mình còn hỗ trợ với nhau trong sản xuất. Trong lịch sử nông nghiệp Việt Nam từ xưa đến nay vẫn rất chú trọng và đề cao vai trò của đổi công trong sản xuất nông nghiệp. Điều này là hết sức cần thiết để tập trung huy động tối đa sức người trong việc giải quyết nhanh những công việc đồng áng, phù hợp với tính mùa vụ cao của nông nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, việc đổi công còn thể hiện sự thắt chặt mối tình giao hảo giữa anh em làng xóm, láng giềng, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn hay trong lúc rủi ro bất trắc. Chẳng hạn như khi một gia đình nào đó có người ốm đau hoặc không có nhân lực lao động thì hình thức đổi công sẽ khỏa lấp chỗ trống đó. Không những vậy, trong cuộc sống của người dân ở các làng xã, tình đoàn kết còn thể hiện ở việc mỗi khi họ hàng, làng xóm có việc hiếu, hỉ, mọi người cùng nhau đến để làm giúp. Hoạt động này diễn ra luân phiên và thường xuyên, làm cho cuộc sống của người dân mang đậm tình làng, nghĩa xóm, gắn bó và đoàn kết hơn. Khi cùng nhau tham gia sinh hoạt Phật giáo, nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau, tương trợ nhau và cùng nhau học hỏi mô hình sản xuất mới, phù hợp với đời sống kinh tế và nhịp sống thời đại. Ở nhiều nơi bà con có các chương trình như tương trợ vốn, hùn vốn giúp nhau trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, và buôn bán nông sản… Ngoài ra, khi hiểu đạo Phật, bà con cũng hiểu được truyền thống của đạo Phật và lịch sử dân tộc đó là “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” nên nhân dân có tinh thần xây dựng cùng với chính quyền các cấp thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Muốn kinh tế phát triển, Phật giáo cho rằng cần phải lập kế hoạch kinh doanh một cách cẩn thận. Phật giáo đề nghị một kế hoạch như vậy cho từng cấp độ hay quy mô như cá nhân - gia đình; quốc gia - lãnh thổ. Việc lập một kế hoạch kinh doanh muốn chắc chắn thành công phải có bốn đặc điểm sau: “Một à, có năng lực và nghị lực; Hai là, có sự thận trọng; Ba là, hợp tác với những người có tài, người có tinh thần xây dựng, có phẩm chất đạo đức tốt;
Bốn à, cuộc sống được cân bằng.” [14,tr.83]
Đức Phật cho rằng “Để thành công trong cuộc sống thế tục à gì? Giả ụ như có người sinh sống ằng uôn án, nuôi gia súc, àm công chức hay ất cứ nghề nghiệp hay công nghiệp nào khác, người đó phát triển sự hiểu iết và khả năng trong nghề nghiệp của mình, có khả năng tổ chức, thực hiện những công việc cần thiết ở đúng thời điểm và trình ày được các kế hoạch, tìm tòi các phương tiện phát triển t n tiến Đó à cái mà ta gọi à chánh tinh tấn” [49, tr.61]. Như vậy, ngoài những yếu tố trên thì yếu tố “thời cơ” cũng là nhân tố không thể thiếu dẫn đến thành công, tức là phải biết làm chủ thời gian, phải tiến hành “tu dưỡng tinh thần” – yếu tố cốt lõi đầu tiên trong quá trình rèn luyện để làm chủ mọi vật trong giới tự nhiên. Nói cách khác, đó chính là sự nhất thể của tâm và vật giúp con người tìm đến sự thành công trong sản xuất, kinh doanh cũng như trong đời sống xã hội.
Đối với Phật giáo, của cải không phải là một điều xấu, điều quan trọng là làm thế nào tạo ra và sử dụng nó. Ngay cả khi của cải được tạo ra trong một phương cách có đạo đức và sử dụng cho bản thân mình và người khác, thì người ta cũng không nên có một thái độ tham lam quá mức đối với của cải. Kinh Pháp Cú, Ph m Tham Ái 355 có nói: Của cải hại kẻ ngu; không hại được người cố tìm bến giác; kẻ ngu ham tiền bạc; tự hại mình, hại người. Trong một đoạn kinh Phật có một đoạn thơ ca nói về việc sử dụng đồng tiền mà mình kiếm được của một anh chàng nông dân: “phần đầu anh ta sử dụng
để chi tiêu vào những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như thức ăn, quần áo... Hai phần kế tiếp dùng để tái sản xuất, nhằm sinh lợi bằng các hoạt động như chăn nuôi hay buôn bán.” [14, tr.51]. Như vậy, một nửa thu nhập nên dùng vào việc kinh doanh sinh lời hay chi cho các hoạt động có ý nghĩa. Những hoạt động như thế sẽ làm cho tài chính gia tăng, không gây ra gánh nặng cho người khác. Những hoạt động ý nghĩa bao gồm đầu tư phát triển kỹ năng, giáo dục hay cung ứng các nhu cầu vật chất. Và phần còn lại, anh ta để dành phòng khi gặp tai nạn hay ốm đau. Như vậy, theo tinh thần Phật dạy, số tiền tích lũy chỉ bằng ¼ số tiền kiếm được mà vẫn đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như thực phẩm, quần áo, thuốc men, giáo dục… và chúng ta cũng thấy rằng những thực phẩm thiết yếu này bắt buộc phải được sản xuất ngay trong nước chứ không phải dựa vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài vì chỉ có như vậy mới tránh được tình trạng thiếu hụt lương thực gây bất ổn xã hội. Phần thứ tư của tổng thu nhập được dành cho tích lũy, dự trữ. Phật giáo luôn khuyến khích con người tiết kiệm tiền của bởi mỗi chúng ta không tránh khỏi những lúc gặp khó khăn, ốm đau, bệnh tật. Vì vậy, nếu không có của cải tích trữ thì con người chúng ta sẽ rơi vào nợ nần và không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống thuận lợi. Đức Phật dạy rằng: “Tài sản nên được tích cóp một cách chính đáng, không dùng những phương tiện bạo lực hay xấu xa để làm giàu; tài sản tích lũy đó nên được sử dụng phục vụ nhu cầu bản thân; tài sản tích lũy chính đáng đó cũng được dùng để hỗ trợ những người khác; của cải tạo ra được dùng để phục vụ cuộc sống, không nên dính chặt vào nó, không nên si mê vì nó, không nên vì nó mà làm điều tội lỗi, phải tỉnh táo đối với mối nguy hiểm tiềm tàng cũng như hậu quả mà chúng sẽ mang lại. Của cải nên được chi tiêu một cách khôn khéo cho mục đích cá nhân cũng như giúp đỡ tha nhân. Không nên tích cóp như người keo kiệt.” [14,tr. 63 – 64]. Trong kinh
đúng pháp như sau: Chi tiêu cho những nhu cầu sống cơ bản, đầu tiên là thực phẩm; Dùng để nuôi vợ con và tôi tớ; Làm việc từ thiện; Làm các việc hữu ích: giúp đỡ họ hàng thân thích và bạn bè; lo việc ma chay, cúng giỗ; cúng dường cho những bậc thánh hiền; đóng thuế cho nhà nước. Cho đến ngày nay, những tư tưởng của Phật giáo đã và đang ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức chung của nhân dân, Phật tử. Một trong những mặt ảnh hưởng trực tiếp nhất là việc xây dựng và chăm lo cho đời sống kinh tế gia đình. Khi nhân dân hiểu đạo Phật thì sẽ hạn chế việc chi phí cho các nghi lễ tốn kém như cúng giỗ rườm rà, giết trâu mổ bò để cúng giàng, cúng thần linh, ma quỷ… biết cách tiết kiệm, chăm lo xây dựng đời sống kinh tế để ổn định sản xuất, biết cách khắc phục và vượt qua các khó khăn trước mắt, để tiếp tục ổn định sản xuất và phát triển kinh tế lâu dài, bền vững. Giáo lý đạo Phật, cụ thể áp dụng lời Phật dạy trong việc chi tiêu cá nhân, xây dựng đời sống kinh tế gia đình như: khi có tiền thì mỗi gia đình, cá nhân phải biết cách chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và hai phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời.
Sau năm 1975, với tinh thần đẩy mạnh việc “đem đạo vào đời”, khá nhiều chùa thuộc hệ phái Bắc tông, tịnh xá của hệ phái Khất sĩ đã tạo điều kiện để tự túc lương thực, đẩy mạnh hoạt động kinh tế cho nhà chùa. Qua 5 nhiệm kỳ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 1981 đến nay, nhiều chùa đã đã hoàn toàn tự túc được lương thực. Đại đa số các tăng, ni thuộc hệ phái Bắc tông đều vừa tu hành vừa tự lao động kiếm sống. Nhiều chùa đã tạo thêm thu nhập qua việc sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, đan lát, làm đồ chay, trồng cây ăn trái, hoặc trồng rừng theo quy mô nhỏ. Công ty cổ phần Thiện Tài (ở Thành phố Hồ Chí Minh) do Ban Kinh tế, Tài chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập và lãnh đạo đã hoạt động có hiệu quả gần 20 năm nay, góp phần cơ bản giải quyết kinh phí cho hoạt động chung của Giáo hội.
Trong giáo lý Phật giáo có đưa ra năm oại hình kinh oanh ảnh hưởng đến sức khỏe, nh n ph m và đưa đến rối oạn ã hội như: “Chế tạo và buôn bán vũ khí, các thiết bị dùng để chiến tranh; Sản xuất các hóa chất độc hại; Sản xuất, phổ biến và kinh doanh rượu, các chất gây nghiện nguy hiểm; Nuôi động vật cho