Khái niệm xây dựng và pháttriển sảnphẩm tài chính cho thị trường bất

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển các sản phẩm tín dụng bất động sản tại hệ thống các ngân hàng thương mại việt nam,đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2016 (Trang 31 - 32)

vay, chúng có tầm quan trọng tương đương với thu nhập của người đi vay. Trong cho vay bất động sản sự đánh giá chính xác tài sản là yếu tố quan trọng đối với quyết định cho vay. Sự đánh giá này phải tuân theo tiêu chuẩn của ngành và của Chính phủ đặc biệt là nếu như tài sản thế chấp có thể bán lại trên thị trường thứ cấp.

Sản phẩm tín dụng BĐS là hàng hóa đặc biệt chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố tâm linh. Điều này xuất phát từ chính đặc điểm của hàng hóa BĐS chịu sự chi phối của các yếu tố này mạnh hơn các hàng hóa thông thường. Yếu tố tâm linh sẽ tác động đến giá BĐS, đến sản phẩm BĐS từ đó tác động đến nhu cầu BĐS. Nhu cầu BĐS của mỗi vùng, mỗi khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào tập quán, thị hiếu, tâm linh của người dân sinh sống tại địa phương đó, do đó sản phẩm tín dụng BĐS theo vùng địa lý khác nhau sẽ khác nhau.

1.2. Xây dựng và phát triển sản phẩm tín dụng bất động sản

1.2.1. Khái niệm xây dựng và phát triển sản phẩm tài chính cho thị trườngbất bất

động sản

Xây dựng và phát triển sản phẩm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nói chung và tài chính ngân hàng nói riêng, theo Menor và Roth (2007) phản ánh việc các ngân hàng, trung gian tài chính khai thác tất cả các nguồn lực, khả năng hiện có để tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng đúng mong muốn và mang lại lợi ích cho cả tổ chức phát hành và khách hàng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quan điểm về tính mới của sản phẩm được tạo ra từ quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm. Đó là sản phẩm mới hoàn toàn, mới một phần với thị trường hay chỉ đơn giản là mới đối với chính ngân hàng? Trả lời cho vấn đề này, Ennew, Watkins và Wright (1995) nhấn

20

mạnh xây dựng và phát triển sản phẩm trong lĩnh vực tài chính chủ yếu tập trung vào việc thiết kế lại các sản phẩm hiện có trong danh mục sản phẩm của tổ chức và phát triển thành các sản phẩm mới đối với chính tổ chức đó chứ không nhất thiết là mới với thị trường.

Đưa ra định nghĩa cụ thể hơn về khái niệm phát triển các sản phẩm tài chính cho thị trường bất động sản, Hải (2016) đề cập đến cả hai mặt lượng và chất. Trong đó, lượng là sự tăng lên về số lượng và chất lượng của các sản phẩm tài chính hiện có nhằm đáp tứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, còn chất là gắn liền với việc tìm ra sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của cả khách hàng và nhà đầu tư trên thị trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển các sản phẩm tín dụng bất động sản tại hệ thống các ngân hàng thương mại việt nam,đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2016 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w