Trong một nghiên cứu về sự đổi mới, tính sáng tạo trong hoạt động ngân hàng
bán lẻ tại Mỹ, Frei, Harker và Hunter (1997) đã chỉ ra rằng hầu hết các ngân hàng bán
lẻ được khảo sát tại giai đoạn đó không thiết lập một nhóm chuyên trách cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngân hàng nói chung và sản phẩm tín dụng nói riêng. Mà nếu có thì họ cũng không nắm giữ vai trò quan trọng trong quy trình đổi mới tại ngân hàng. Đồng tình với quan điểm của Frei, Harker và Hunter (1997), năm 2003, Thomke - giáo sư khoa quản trị kinh doanh tại trường kinh doanh của Harvard cho rằng nhu cầu sử dụng dịch vụ đang ngày một tăng cao trong nền kinh tế, tuy nhiên những phương pháp được sử dụng cho việc phát triển dịch vụ dường như chưa thực sự được chú trọng, và đặc biệt nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ chưa có một quy
33
cứu rút ra đó là phải thiết lập được một đội ngũ chuyên trách về xây dựng và phát triển sản phẩm tại ngân hàng như trường hợp của ngân hàng taị Mỹ dưới đây.
Một đội sáng tạo và phát triển đã được thành lập tại ngân hàng Mỹ với mục đích tiên quyết là sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ mới cũng như cách thức phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, đội sáng tạo và phát triển sản phẩm đã kết hợp chặt chẽ với các quản lý ngân hàng tại các chi nhánh để nhận được sự hỗ trợ cả về tài chính và nguồn nhân lực trong quá trình thiết kế, kiểm định sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường. Cụ thể, quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm tại Bank of America được thiết kế như sau:
Nhận diện ý tưởng I Đánh giá ý tưởng Sàng lọc^chọn ra những ý tưởng tốt, khả thi Thiết lập được ý tưởng cho sản phẩm từ những nguồn bên trong và bên ngoài ngân hàng.
Bước 2: Lên kế hoạch và thiết kế
Liệt kê những yêu cầu cần thiết cho việc thiết kế Lên kế hoạch chO việc thiết kế
Lên kế hoạch triển khai thiết kế
Nhanh chóng thiết kế, xây dựng và triển khai ý tưởng
Bước 3: Thực hiện
Kế hoạch thực hiện riêng lẻ Kế hoạch thực hiện tổng hợp Ý tưởng đượh thực hiện
Ý tưởng được thực hiện thành công Bước 4: Thử nghiệm Tạo ra môi trường hoạt động ổn định để
C „ . ... >
Quản lý thị trường N_____________________
kiểm tra khái niệm và ý tưởng
sản phẩm mới Kiểm soát biểu hiện
■ C>
Kết quả báo cáo
Cải thiện quy trình N_____________________Z
Bước 5: Ket luận
Gợi ý
Xem xét và phê duyệt gợi ý
Triển khai rộng rãi
Đánh giá ý tưởng và triển khai thử nghiệm rộng rãi trên thị trường 34
Nguồn: Frei, Harker và Hunter (1997)
Bước đầu tiên và cũng là bước vô cùng quan trọng trong quy trình tại ngân hàng Mỹ đó là thiết lập ý tưởng để đưa vào thử nghiệm, đánh giá và sàng lọc ra những ý tưởng tốt. Những ý tưởng này thường được đề xuất bởi các thành viên trong nhóm xây dựng và phát triển sản phẩm cũng như các nhân viên chi nhánh ngân hàng trên cơ sở đề xuất của các khách hàng trước đây hoặc nghiên cứu thị trường. Khi ý tưởng đã được chọn lọc, đội sáng tạo và phát triển sản phẩm sẽ lên kế hoạch và thiết kế ý tưởng ở bước 2. Kết thúc bước này ý tưởng phải được chuyển hóa vào sản phẩm thành công ở bước 3 để sẵn sàng cho đưa vào thử nghiệm ở bước tiếp theo. Trong bước 4 bản thân nhóm sáng tạo và phát triển sẽ tiến hành kiểm tra lại các bước trong quá trình thử nghiệm, điều chỉnh lại các sai sót, và ngoài ra có thể yêu cầu sự tham gia của các chuyên gia trong nội bộ ngân hàng vào việc trải nghiệm thử sản phẩm trước khi quyết định có nên đưa sản phẩm ra thử nghiệm rộng rãi trên thị trường với các khách hàng ở cuối bước 5 không. Cụ thể, các đánh giá về sản phẩm sẽ tập trung vào hai khía cạnh đó là mối quan hệ giữa chi phí - lợi ích và liệu rằng việc thử nghiệm sản phẩm có làm tăng sự hài lòng của khách hàng hay doanh thu và năng suất cho ngân hàng hay không. Nếu đáp ứng được các tiêu chí này thì sản phẩm sẽ được thông qua và đưa vào triển khai rộng rãi.
Kinh nghiệm thứ hai cho thấy bản thân các nhà quản trị nhiều khi cũng chưa sẵn sàng với việc áp dụng đổi mới nên cần có những đào tạo và chia sẻ nhiều hơn
35
nữa để các nhà quản trị nhận thấy vai trò quan trọng của việc sáng tạo ra sản phẩm mới. Theo như một khảo sát về quy trình sáng tạo sản phẩm mới của Bátiz-Lazo và Woldesenbet (2006), các đối tượng tham gia khảo sát đã chia sẻ về các khó khăn sẽ nảy sinh trong quá trình áp dụng đổi mới vào ngân hàng như một lý giải cho tại sao quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm chưa thực sự được các nhà quản lý ngân hàng quan tâm đúng mực. Cụ thể, theo như tổng hợp của các tác giả nhà quản lý điều hành ngân hàng lo ngại về một số thay đổi sẽ phát sinh nếu muốn áp dụng quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm mới như thay đổi hành vi của nhân viên ngân hàng, hệ thống phân phối, hay có thể sẽ gặp phải vướng mắc về cấp quyền kinh doanh cho sản phẩm mới từ cơ quan quản lý. Bổ sung thêm cho quan điểm này, Bátiz-Lazo và Woldesenbet chỉ ra rằng các ngân hàng tại Anh có xu hướng muốn duy trì vị thế của ngân hàng trên thị trường bằng việc giữ lại nguyên trạng, và tăng hiệu quả của hoạt động hiện tại hơn là đầu tư mạo hiểm vào các sản phẩm mới chưa được kiểm chứng trên thị trường.
Kinh nghiệm thứ ba đến từ các ngân hàng Hà Lan đó là cần sự trao đổi, giao lưu giữa các bộ phận tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm để có thể tạo ra một sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng. Vermeulen (2004) trong một báo cáo về quản lý quy trình phát triển sản phẩm trong khu vực cung cấp các dịch vụ tài chính tại Hà Lan đã chỉ ra rằng đứng trước xu thế cạnh tranh ngày một tăng cao, nhiều quốc gia châu Âu trong đó có Hà Lan đã chuyển đổi khu vực tài chính từ khu vực đóng sang một khu vực năng động với việc quan tâm nhiều hơn vào phát triển sản phẩm mới. Cụ thể, theo tác giả, hầu hết các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính đều tuân theo một quy trình chung xây dựng và phát triển sản phẩm với bốn bước cụ thể như lên ý tưởng, phát triển khái niệm về sản phẩm, thiết lập sản phẩm và cuối cùng là đưa sản phẩm ra thị trường. Trong đó, các ngân hàng Hà Lan chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực từ các bộ phận hỗ trợ phía sau để phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Sau khi đã có ý tưởng, đội ngũ quản lý sẽ xem qua và lựa chọn ra những ý tưởng mà theo họ là khả thi để chuyển sang cho đội dự án. Đội dự án tiếp theo đó sẽ lên kế hoạch để chuyển hóa ý tưởng vào sản phẩm
36
trước khi đi vào quy định các tính năng cụ thể cho sản phẩm trong bước tiếp theo. Ket thúc bước này sản phẩm sẽ sẵn sàng để đưa vào thử nghiệm và sử dụng. Có thể thấy quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm đang được sử dụng tại các ngân hàng Hà Lan là khá chặt chẽ, tuy nhiên trong quá trình triển khai các nhà quản lý ngân hàng đã chỉ ra rằng để có một quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm hiệu quả hơn thì cần phải có sự trao đổi, giao lưu nhiều hơn nữa giữa các bộ phận tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm để có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau.
Kinh nghiệm thứ tư đến từ mô hình tiết kiệm nhà ở tại Đức. Cụ thể thay vì xây dựng và phát triển sản phẩm tín dụng bất động sản chỉ tập trung vào đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người vay cũng như mở rộng thị phần của ngân hàng trong mảng tín dụng nói riêng, thì các ngân hàng Việt Nam có thể thiết kế một sản phẩm với tính năng kép kết hợp cả tiết kiệm và tín dụng. Như vậy, thông qua sản phảm này không những nhu cầu vay của khách hàng được thỏa mãn mà còn giúp nâng cao ý thức tiết kiệm của khách hàng. Tỉ lệ nợ xấu trong ngân hàng cũng vì thế mà có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, để sản phẩm này có thể triển khai trong thực tế ngoài sự nỗ lực của ngân hàng còn cần cả các điều kiện đến từ phía thị trường như sự hỗ trợ của Nhà nước, các quy định pháp lý chặt chẽ về bảo vệ khách hàng, các quy định về lãi suất...
Cuối cùng, mô hình chứng khoán hóa các khoản vay bất động sản cũng là một hướng đi mà ngân hàng tại Việt Nam có thể cân nhắc để huy động thêm vốn cho các khoản vay mới về nhà ở. Để triển khai mô hình này thì sự bảo trợ của Chính Phủ cho các sản phẩm chứng khoán các khoản vay bất động sản cũng cần được cân nhắc. Ví dụ, Chính Phủ cần đưa ra các quy định rõ ràng về việc thành lập công ty chứng khoán hóa, các tổ chức hỗ trợ cho hoạt động của các công ty chứng khoán hóa. Bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ cho cả người dân mua nhà từ các dự án trong chương trình chứng khoán hóa và doanh nghiệp tham gia quá trình chứng khoán hóa cũng là cần thiết.
37
Nhận định tầm quan trọng của tín dụng bất động sản trong khả năng thúc đẩy các ngành có liên quan tại các nước đang phát triển, tín dụng bất động sản trong những năm gần đây đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Chính Phủ cũng như các nhà quản lý tín dụng. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm tín dụng bất động sản và yêu cầu về việc thiết lập một quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm tín dụng hiệu quả là điều tất yếu. Theo như Theo như Fasnacht (2009), một quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm nói chung thường được chia thành các giai đoạn như lên ý tưởng, nghiên cứu, phát triển, chạy thử và cuối cùng là đưa sản phẩm ra thị trường. Quy trình này sau đó theo một khảo sát của Martovoy và Mention (2016) đã được cụ thể hóa thành 4 quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm. Bốn quy trình này lần lượt được định hướng từ các vấn đề cụ thể của khách hàng, sự chủ động, thị trường và chiến lược của ngân hàng. Bên cạnh các quy trình tổng quan về xây dựng và phát triển sản phẩm tài chính nói chung và sản phẩm tín dụng bất động sản nói riêng, một số mô hình phát triển sản phẩm tài chính cho thị trường bất động sản như mô hình tạo chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế chấp, chiết khấu thế chấp thương mại, mô hình kết hợp giữa nhà tạo lập bất động sản, ngân hàng tín thác và công ty SPC hay mô hình xây dựng và vận hành dự án bất động sản cũng được nhóm nghiên cứu đề cập đến. Thông qua việc tìm hiểu các quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm tại các ngân hàng khác nhau, nhóm nghiên cứu đưa ra ba bài học cho Việt Nam. Thứ nhất, các ngân hàng phải thiết lập được một đội ngũ chuyên trách về xây dựng và phát triển sản phẩm tại ngân hàng. Thứ hai, các nhà quản trị nhiều khi cũng chưa sẵn sàng với việc áp dụng đổi mới nên cần có những đào tạo và chia sẻ nhiều hơn nữa để các nhà quản trị nhận thấy vai trò quan trọng của việc sáng tạo ra sản phẩm mới. Thứ ba, sự trao đổi, giao lưu giữa các bộ phận tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm là vô cùng cần thiết để có thể tạo ra một sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng. Thứ tư, các ngân hàng thay vì xây dựng và phát triển sản phẩm tín dụng bất động sản chỉ tập trung vào đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người vay cũng như mở rộng thị phần của
38
ngân hàng trong mảng tín dụng nói riêng, thì các ngân hàng Việt Nam có thể thiết kế một sản phẩm với tính năng kép kết hợp cả tiết kiệm và tín dụng. Cuối cùng, mô hình chứng khoán hóa các khoản vay bất động sản cũng là một hướng đi mà ngân hàng tại Việt Nam có thể cân nhắc để huy động thêm vốn cho các khoản vay mới về nhà ở.
39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM