Quy trình xây dựng và pháttriển sảnphẩm tài chính

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển các sản phẩm tín dụng bất động sản tại hệ thống các ngân hàng thương mại việt nam,đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2016 (Trang 35 - 44)

Quy trình xây dựng và phát triển một sản phẩm theo như Martovoy và Mention (2016) được định nghĩa là một chuỗi các bước thường bắt đầu từ lúc lên ý tưởng cho tới khi sản phẩm được giới thiệu ra thị trường. Có rất nhiều bài báo liên quan tới quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, trong đó nổi bật lên là sự thay đổi trong quan điểm, nhận thức của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu về vai trò của các chủ thể bên ngoài đối với quá trình xây dựng sản phẩm của ngân hàng. Minh chứng cho điều này, Fasnacht (2009) đã làm một bản so sánh cụ thể giữa quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm khép kín với mở rộng.

24

- Để đạt được lợi nhuận từ việc nghiên

cứu và phát triển sản phẩm thì

bản thân

ngân hàng phải là chủ thể đưa ra

ý tưởng,

phát triển ý tưởng và hiện thực

hóa ý

tưởng đến với khách hàng.

- Khách hàng khó mà phối hợp với ngân

hàng trong quy trình xây dựng và phát

triển sản phẩm.

- Ngân hàng phải có ý thức cao về quyền

sở hữu trí tuệ để đối thủ bên

ngoài không

thể kiếm lợi từ ý tưởng của ngân hàng.

- Nếu ngân hàng có thể tạo ra ý

tưởng tốt

nhất thì ngân hàng là người chiếm

- Ngân hàng cần phải tận dụng nguồn

lực cả bên trong và bên ngoài, và nếu

làm được điều này thì ngân hàng sẽ

chiến thắng

- Các chủ thể bên ngoài có thể tạo ra

những giá trị đáng kể cho ngân hàng.

- Ngân hàng tìm kiếm những kiến thức

dồi dào từ nguồn bên ngoài. - Ngân hàng kêu gọi sự tham gia

của

khách hàng vào quy trình xây

dựng và

phát triển sản phẩm dưới vai trò

là đối tác

và nhà đồng sản xuất.

- Ngân hàng nên tìm kiếm lợi

Nguồn: Fasnacht (2009)

Tranh luận về các mô hình này, cũng có nhiều quan điểm trái chiều nhau từ các nhà nghiên cứu. Cụ thể, nếu như de Brentani (1993) cho rằng quy trình phát triển dịch vụ là một quy trình nội bộ khép kín, ít có sự tham gia của các yếu

25

tố bên ngoài thì Athanassopoulou và Johne (2004); Fasnacht (2009) hay Menor và Roth (2008) lại chỉ ra rằng khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh hay nhà tư vấn bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong quy trình xây dựng và phát triển sản phẩm tài chính.

Một quy trình phát triển sản phẩm tài chính khép kín có thể thấy từ tổng kết của Fasnacht (2009) hay Chesbrough, Vanhaverbeke và West (2006) là một quy trình mà trong đó ngân hàng đầu tư vào bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm nội bộ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, hay nói cách khác chỉ có nhân viên trong ngân hàng mới tham gia vào quy trình này. Ủng hộ cho quan điểm này, trong một nghiên cứu về chiến lược để phát triển sản phẩm tài chính thành công, de Brentani (1993) đã chỉ ra rằng ý tưởng từ phía khách hàng không phải là cấu phần tạo nên sự thành công của các sản phẩm tài chính.

Trái ngược với quan điểm của de Brentani vào năm 1993, Gruner và Homburg (2000) cho rằng sự tương tác với khách hàng trong những bước đầu của quy trình phát triển dịch vụ mới có tác động rõ nét lên thành công của sản phẩm sau này. Do đó, các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao đổi thông tin qua lại giữa khách hàng và bộ phận phát triển sản phẩm trong suốt quá trình thiết lập dịch vụ mới. Đồng tình với Gruner và Homburg (2000), theo Fasnacht (2009), đã đến lúc các ngân hàng thay thế cơ chế khép kín và truyền thống với các hoạt động phát triển sản phẩm bị giới hạn trong phạm vi ngân hàng và chỉ sử dụng duy nhất nguồn lực nội bộ mà họ sử dụng hàng thập kỉ qua bằng mô hình xây dựng sản phẩm mới, mở cửa hơn để phù hợp với xu thế cạnh tranh hiện nay. Cụ thể, Alam (2002) cũng như Ennew và Blinks (1996) đã kể ra khá nhiều lợi ích từ việc khách hàng tham gia vào xây dựng và phát triển sản phẩm. Thứ nhất, sự tham gia của người sử dụng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển một sản phẩm mới vừa đảm bảo tính khác biệt, vừa đáp ứng được đúng nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Thứ hai, trên phương diện quản lý, đối với các dịch vụ có sự tham gia của khách hàng vào quy trình phát triển, thì các nhà điều hành ngân hàng hoàn toàn có thể giảm bớt thời gian lên ý tưởng về sản phẩm, do đó thời gian để phát triển dịch vụ sẽ được rút ngắn

Quy trình theo định hướng từ các vấn đề cụ thể của khách hàng Quy trình dựa trên sự chủ động của ngân hàng Quy trình theo định hướng thị trường Quy trình theo định hướng chiến

lược của ngân hàng

26

(Athanassopoulou và Johne, 2004), và quy trình phát triển sản phẩm mới cũng vì thế mà hiệu quả hơn (Zirger và Maidique, 1990). Ngoài ra, việc đưa khách hàng trở thành một mắt xích quan trọng trong quy trình phát triển dịch vụ tài chính mới còn giúp tăng mối quan hệ thân thiết giữa khách hàng và ngân hàng. Quan trọng hơn, họ có thể trở thành một kênh truyền tải rất hữu hiệu về dịch vụ mới tới thị trường. Bên cạnh đó, Cheng và Krumwiede (2012) còn chỉ ra rằng các ngân hàng thậm chí còn có thể lợi dụng các đối thủ cạnh tranh của họ như một nguồn ý tưởng về sản phẩm mới. Chính vì vậy nhiều nhà nghiên cứu đều đồng loạt cho rằng các chủ thể bên ngoài nên tham gia vào xây dựng và phát triển dịch vụ ngân hàng.

Dan chứng cụ thể hơn, Martovoy và Mention (2016) đã đưa ra một bảng khảo sát về quy trình phát triển dịch vụ mới tại các ngân hàng ở Luxembourg trong khoảng thời gian 2010 - 2012 và cho thấy có tới 4 mô hình xây dựng và phát triển sản phẩm được áp dụng. Cụ thể, căn cứ vào nguồn gốc nảy sinh ý tưởng cho việc thiết kế sản phẩm mới, bốn mô hình lần lượt được định hướng từ các vấn đề cụ thể của khách hàng, sự chủ động, thị trường và chiến lược của ngân hàng.

27

Nhận diện vấn đề của khách hàng ị Đưa ra ý tưởng ỉ Rà soát ý tưởng í Phân tích kinh doanh ị Chạy thử ị Tung ra thị trường Đưa ra ý tưởng I Sàng lọc ý tưởng Nhận diện vấn đề I Phân tích kinh doanh I Phát triển định nghĩa về dịch vụ I Chạy thử I Tung ra thị trường Phân tích kinh doanh I Đưa ra ý tưởng I Sàng lọc ý tưởng I Nhận diện các vấn đề ị Phát triển định nghĩa về dịch vụ 1 Chạy thử I Tung ra thị trường Phát triển chiến lược của ngân hàng

cũng như định nghĩa về dịch vụ I Đưa ra ý tưởng í Sàng lọc^ý tưởng Chạy thử ị Phân tích kinh doanh 1 Tung ra thị trường

STT Mô hình Đặc điểm

Nguồn: Martovoy và Mention (2016)

Như vậy có thể thấy quy trình tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, quy mô và nhu cầu của mỗi ngân hàng mà việc xây dựng và phát triển một sản phẩm tài chính nói chung và sản phẩm tín dụng bất động sản nói riêng là khá đa dạng. Từ quy trình cơ sở này các sản phẩm tín dụng bất động sản được thiết lập nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người vay vốn. Trong quá trình phát triển đó một số

28

mô hình phát triển sản phẩm tài chính riêng biệt cho thị trường bất động sản đã được hình thành.

Mô hình tạo chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế chấp (MBS)

Quá trình chứng khoán hoá các hợp đồng cho vay thế chấp đã tạo ra một mô hình mới, theo đó các ngân hàng cho vay ban đầu có thể bán các khoản cho vay thế chấp và chuyển đổi rủi ro sang các nhà đầu tư thông qua các chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp bất động sản. Quá trình chuyển đổi các hợp đồng cho vay thế chấp thành chứng khoán thường bao gồm 4 bước:

- Bên vay nhận tiền

- Bên cho vay bán khoản nợ cho bên phát

hành MBS. Bên đi vay thanh toán nợ định

kỳ cho bên phát hành MBS.

- Bên phát hành MBS bán MBS cho

nhà đầu

- Nhà cung cấp dịch vụ nhận tiền thanh

"2 Chứng khoán thế chấp thương mại

Chứng khoán thế chấp thương mại là một loại chứng khoán thế chấp được đảm bảo bởi các khoản vay bất động sản thương mại như nhà chung cư, tòa nhà công nghiệp, khách sạn, cửa hàng bán lẻ.Quá trình chứng khoán hóa này mang lại lợi ích cho cả ngân hàng, nhà đầu tư và người đi vay. Cụ thể,

ngân hàng thì có thể cho vay nhiều hơn, người đi vay dễ dàng tham gia vào các quỹ hơn còn đối với nhà đầu tư thì thu được mức lãi suất cao hơn.

3 Mô hình kết hợp giữa nhà tạo lập bất động sản, ngân hàng tín thác và công ty SPC

Trong mô hình này nhà tạo lập BĐS cho thuê giao tài sản cho ngân hàng tín thác và sau đó chuyển giao lợi ích khai thác đến công ty PC thông qua ngân hàng tín thác. Với mô hình kết hợp này nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn đối với các sản phẩm tài chính cho thị trường BĐS cũng như là một cách hiệu quả để đa dạng hóa nguồn vốn cho các dự án BĐS cho thuê.

^4 Mô hình xây dựng và vận hành dự án bất động sản

Trong mô hình này công ty SPC sẽ đứng cả hai vai trò là khởi tạo và quản lý khai thác bất động sản. Nguồn vốn huy động từ phát hành các công cụ nợ hoặc công cụ vốn chủ sở hữu. Sau khi công trình hoàn thiện, công ty SPC có thể cho thuê hoặc bán một phần dự án cho khách hàng. Các nhà đầu tư được nhận cổ tức, bên cho vay được nhận lãi thông qua việc khai thác các tài sản của công ty SPC.

Nguồn: Hải (2016); Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc xây dựng và phát triển sản

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển các sản phẩm tín dụng bất động sản tại hệ thống các ngân hàng thương mại việt nam,đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2016 (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w