Lựa chọn thành phần cây trồng, vật nuôi cho các mô hình rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa làm cơ sở đề xuất chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp tại xã háng đồng, huyện bắc yên, tỉnh sơn la​ (Trang 80 - 85)

nông lâm kết hợp; lấy ngắn nuôi dài, đa dạng về cấu trúc của hệ thống cây trồng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.

4.4.1. Lựa chọn thành phần cây trồng, vật nuôi cho các mô hình rừng NLKH NLKH

Nhận định chung: Qua quá trình khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận sau:

Đất: chủ yếu là đất feralit Nâu đen (F) và đất mùn Feralit trên núi (H). Các loại đất này chiếm tới 90% diện tích đất lâm nghiệp toàn khu vực.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt. - Mùa đông (mùa khô) thường ít mưa và được bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa này thịnh gió mùa Đông Bắc thường, thời tiết lạnh và khô và thường xuất hiện sương muối.

- Mùa hè (mùa mưa ) được bắt đầu từ tháng tư đến cuối tháng 9, mùa này thịnh hành gió Tây nam, thời tiết nắng nóng và mưa nhiều. Lượng mưa chiếm 75% lượng mưa cả năm.

Nhiệt độ trung bình 250C,

Độ ẩm không khí dao động từ 85 – 87%, trung bình năm 86%.

Nhìn chung khí hậu thuận lợi cho các cây trồng như: Lúa ngô, Khoai Sắn...vv, các loại cây ăn quả, cây rừng sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên ở

vùng có gió Tây nam còng có nhiều ảnh hưởng xấu tới qúa trình ra hoa kết quả của cây trồng.

Từ nhận định trên để có thể lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với điều kiện khu vực.

Lựa chọn cây trồng vật nuôi là một khâu cực kỳ quan trọng nó quyết định đến tính thành bại của việc chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH, giúp cho hộ gia đình lựa chọn đúng loài cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của khu vực, lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi thích hợp sẽ tăng thêm thu nhập cho mỗi hộ gia đình. Kết quả điều tra cho thấy đa số người dân lựa chọn cây lâm nghiệp là cây Keo lai. Còn các loại cây: Tông dù, Bồ đề, Luồng, Vầu… được lựa chọn ít hơn. Cây công nghiệp được lựa chọn là Táo mèo, chè. Cây nông nghiệp được lựa chọn trồng xen gồm: Ngô, lúa nương, sắn, đậu tương... trong đó sắn và Lúa Nương vẫn được lựa chọn nhiều hơn.

Có thể bổ sung kết hợp với chăn nuôi dưới tán rừng. Đối với các loài vật nuôi: Các loài Trâu, bò, Dê, Ong được người dân chọn là vật nuôi chính, sau đó mới đến Lợn, Gà, Vịt. Đối với Trâu, Bò khi nuôi ngoài hiệu quả kinh tế còn sử dụng sức kéo và cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất, nhưng đây là các loài vật lớn nên chúng tiêu thụ nhiều thức ăn, vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nên không thể nuôi nhiều con một lúc. Mặt khác bãi chăn thả chưa đủ rộng để nuôi nhiều.

4.4.2. Lựa chọn một số biện pháp kỹ thuật, mô hình nhằm chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH

4.4.2.1. Lựa chọn biện pháp kỹ thuật

-Biện pháp sử dụng đất sau bỏ hóa diện tích đất lâm nghiệp:

Các biện pháp sử dụng đất rừng là tổ chức các biện pháp như tái sinh, cải tạo, nuôi dưỡng rừng, kết hợp với các mô hình nông lâm kết hợp để sản xuất kinh doanh sử dụng đất một cách hiệu quả nhất. đảm bảo cho việc sử dụng đất

sau bỏ hóa và kinh doanh rừng lâu dài liên tục đáp ứng tối đa nhu cầu cung cấp lâm sản đồng thời nâng cao thu phập cho người dân trên địa bàn.

+Trồng rừng: Biện pháp trồng rừng được áp dụng trên những diện tích đất trống chưa sử dụng, loài cây được chọn là keo lai. Trong những năm đầu tiên sẽ trồng xen canh các loại cây hoa màu ngắn ngày để hạn chế xói mòn, rửa trôi cải tạo đất như sắn, ngô…Keo lai: Mật độ trồng là 1667 cây/ha, cự ly trồng 2x3m, phương thức trồng trên toàn bộ diện tích đất trống, trồng bằng cây con có bầu, thời vụ trồng là vụ xuân, hoặc thu.

-Khoanh nuôi phục hồi rừng: trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là đất rừng tự nhiên bị khai thác cạn kiệt, và đất rừng bỏ hóa sau nương rẫy nhằm tận dụng khả năng tái sinh và diễn thế rừng tự nhiên trên đất trống có khả năng tự phục hồi thì tiến hành khoanh nuôi bảo vệ để phục hồi rừng. Biện pháp chính là ngăn chặn các tác động từ bên ngoài như chặt phá, chăn thả gia súc…. Có một số diện tích cần tiến hành trồng dặm để tăng độ che phủ của rừng.

-Các biện pháp cải tạo nuôi dưỡng rừng: Chủ yếu là dọn vệ sinh rừng thường xuyên, phát dây leo bụi rậm, chặt bỏ cây sâu bệnh, loại bỏ dần các cây phi mục đích, đồng thời tăng cường công tác bảo vệ tránh những tác động có hại vào rừng, ngăn chặn lửa rừng.

4.4.4.2.Lựa chọn mô hình chuyển hóa thành rừng NLKH

a)Mô hình canh tác theo đường đồng mức với băng cây xanh.

Trên các vị trí nghiên cứu có cây tái sinh tiến hành khoanh nuôi, phục hồi rừng.

Tại các vị trí đất trống bên dưới tiến hành trồng băng cây xanh theo đường đồng mức. Với phương thức canh tác này,các loài cây lương thực được trồng xen lẫn với các băng cây xanh, hoặc giữa các luống cỏ trên nương. Hệ thống này vừa hạn chế xói mòn, vừa giữ được độ phì cho đất từ năm này qua năm khác. Những băng cây rừng, cây bụi hoặc dải cỏ được trồng dày có tác dụng như vật chắn sống ngăn chặn sự rửa trôi của đất khi có mưa lớn. Những

vật chắn sống được hình thành bằng các đia cây xanh làm cho đất luôn màu mỡ, rễ cây ăn sâu xuống đất và hts lấy chất dinh dưỡng. Lá cây họ đậu rụng xuống tạo thêm dinh dưỡng cho lớp đất mặt, ở đây lá đóng vai trò như “phân xanh”. Có rất nhiều loại cây được trồng theo băng xanh nhưng cây được lựa chọn nhiều nhất là keo lai, và cây bụi như lại dại. Thông thường đây là những cây mọc nhanh và là nguồn phân xanh rất tốt.

b)Mô hình trồng xen canh giữa các vườn cây

Phía trên vẫn là các khu vực rừng phục hồi sau nương rẫy được khoanh nuôi.

-Chè được trồng theo đường đồng mức:

Chè là loại cay được trồng phổ biến trên địa bàn do có lãi suất cao được ứng dụng ở nhiều nơi trong nước. Mô hình trồng chè theo đường đồng mức giúp cải tạo đất dốc và chống xói mòn.

-Xen đó trồng thêm Táo mèo trên các băng đất trống. Táo mèo là loại cây đặc sản rất thích hợp trồng tại khu vực nghiên cứu. Vừa tận dụng được nguồn đất còn trống lại tăng độ phì cho đất, cũng như thu nhập cho người dân.

c) Mô hình trồng xen cây keo lai với cây nông nghiệp

Với các mô hình NLKH Keo xen cây nông nghiệp, trong quá trình canh tác cần tỉa cành Keo để giảm sự canh tranh không gian dinh dưỡng cho cây nông nghiệp. Việc làm này một mặt tạo thêm không gian cho cây nông nghiệp nhưng đồng thời cũng làm cho chất lượng gỗ của Keo đạt tốt hơn (chỉ để lại cây 1 thân và thân thẳng hơn). Ngoài ra, dựa vào tiềm năng và hiện trạng của mô hình người dân nên trồng bổ sung một số loài cây khác trong thời gian khi rừng bắt đầu khép tán như khoai lang, hoặc gừng, sả, sa nhân dưới tán rừng và chăn nuôi ong mật. Với mong muốn áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải tiến mô hình phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như việc sử dụng đất đai lâu bền.

Mô hình nông lâm kết hợp mong muốn được thể hiện trong lát cắt địa hình sau:

Hình 4.6. Lát cắt địa hình sau khi chuyển hóa thành rừng NLKH

Rừng phục hồi, khoanh nuôi

Keo lai, Cây lương thực: lúa nương, ngô, sắn,…

Nhà, vườn, chuồng trại, rau xanh, cây ăn quả.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa làm cơ sở đề xuất chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp tại xã háng đồng, huyện bắc yên, tỉnh sơn la​ (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)