4.1.2 .Nghiên cứu kiến thức bản địa trong sử dụng đất
4.2. Đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy
4.2.1. Phân loại trạng thái rừng
Rừng ở khu vực nghiên cứu là rừng tự nhiên phục hồi sau nương rẫy, với thời gian khác nhau. Vì vậy, cần thiết phải phân loại trạng thái hiện tại của rừng nhằm đánh giá đặc điểm, tình hình và tiềm năng của rừng, nghiên cứu các đặc điểm cấu trức và đề xuất biện pháp lâm sinh chuyển hóa thành rừng nơng lâm kết hợp.
Áp dụng Theo Thơng tư số 34/2009/TT-BNNPTNT về qui định tiêu chí xác định và phân loại rừng và số liệu điều tra trên 12 OTC (diện tích 1000m2), đối tượng rừng nghiên cứu là rừng phục hồi được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do nương rẫy.
Nguyên nhân hình thành là do nương rẫy bị bỏ hố, có thời gian phục hồi khác nhau. Sau nương rẫy đầu tiên là sự phát triển của lớp cây bụi, thảm tươi, khi cây bụi thảm tươi phát triển mạnh, hình thành mơt lớp che phủ và xuất hiện lớp cây gỗ tái sinh. Cây tái sinh chủ yếu là cây con của các loài ưa sáng, mọc nhanh, mới đầu mật độ thấp, sau đó mật độ tăng dần. Tổ thành rừng là những loài cây gỗ tiên phong ưa sáng. Ở khu vực nghiên cứu đối
nương rẫy, sau một thời gian không canh tác, rẫy bỏ hoang, các loại cây ưa sáng mọc nhanh như: Hu đay, Lá nến, Tống quả sủ, Chè Súm, Thành ngạnh, Sau sau, ... tái sinh và phát triển thành rừng. Rừng phục hồi sau nương rẫy khơng có cây mẹ chung sống, sau một thời gian, loài cây tiên phong định vị mọc xen vào và phát triển dần dần thay thế loài cây mọc trước đó.
Từ kết quả điều tra cho thấy, việc phân loại trạng thái rừng đòi hỏi phải phân tích đánh giá một cách tồn diện về định lượng cũng như định tính, đặc biêt là đối với các quần thể rừng mà các chỉ tiêu đặc trưng nằm ở ngưỡng ranh giới giữa hai trạng thái liền kề nhau, thì việc phân tích đánh giá phải kỹ và đứng trên quan điểm sinh thái mới có thể xác định được trạng thái phù hợp.