Các kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa làm cơ sở đề xuất chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp tại xã háng đồng, huyện bắc yên, tỉnh sơn la​ (Trang 57 - 59)

4.1.2 .Nghiên cứu kiến thức bản địa trong sử dụng đất

4.1.3. Các kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa

Ở khu vực nghiên cứu do tính chất địa hình và khí hậu cho nên nương rẫy thường được bỏ hóa tự nhiên mà khơng có sự tác động của con người. Một số vùng thấp hơn thì tiến hành các kiểu kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa như:

- Chuyển thẳng nương rẫy sang ruộng bậc thang

- Chuyển nương rẫy sang vườn ăn quả, cây làm thuốc.

Trong vườn nhà người dân chú trọng đa dạng hóa nguồn thu nhập theo phương thức mùa nào thứ ấy trong hệ thống cây đa tầng bao gồm:

- Phục hồi rừng tự nhiên

Nếu canh tác nương rẫy thực hiện theo kiểu lỗ trống trong rừng, liền xung quanh rẫy cịn rừng bao phủ thì phục hồi rừng thứ sinh có thể diễn ra nhanh chóng từ 7 – 10 năm, độ phì đất cũng sớm tăng dần.

Trong điều kiện nương rẫy thực hiện ở nơi độ che phủ rừng kém, xung quanh rẫy chủ yếu cây bụi chiếm ưu thế, thì rừng thứ sinh phục hồi cũng chậm, thường cần trên 20 năm, Quá trình tái sinh sau rẫy thực hiện ở nơi độ che phủ rừng kém, chung quanh rẫy chủ yếu cây bụi chiếm ưu thế, thì tái sinh cây gỗ diễn ra rất khó khăn. Cỏ tranh ổn đinh một thời gian dài và triển vọng phục hồi rừng không mấy khả quan.

- Cấu trúc thảm thực vật khoanh nuôi sau nương rẫy sau 10 năm bao gồm các loài chủ yếu: Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Chẹo (Engethar

atia wallichiana), Thẩu tấu (Aporusadioica (Roxb) Muell Arg Asphacrosperma), Vối thuốc (Schima walichii), Thành ngạnh (Cratoxylum

cochichinensis, Vỏ rụt (Rex rotunda), Me rừng (Phyllantus emblica), Muối

(Rhus chinensis), Mạy chầu (Cary a tonkinesis), ), Sầm (Memecylon ligustrinum), Đáng (Shefflera octophylla),….Các loài cây xuất hiện với tỷ lệ,

chiều cao và đường kính khác nhau. - Trồng cây để cải tạo đất bỏ hóa

- Xây dựng mơ hình SALT trên đất bỏ hóa

Kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa tuy đa dạng và phong phú nhưng vẫn chưa được quan tâm nhiều, chủ yếu là bỏ hóa tự nhiên. Khi nhu cầu lương thực ngày càng một tăng thì thời gian bỏ hóa càng bị rút ngắn lại và đó cũng là sức ép đối với việc phải tiến hành các biện pháp quản lí đất bỏ hóa một cách chủ động và có hiệu quả hơn. Trước tình hình đó một số kinh nghiệm của nhân dân địa phương và các nghiên cứu về quản lý đất bỏ hóa chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:

-Chuyển đất nương rẫy bỏ hóa sang ruộng bậc thang gieo trồng các loại cây lương thực.

- Bỏ hóa tự nhiên để chúng hình thành rừng tre, nứa có giá trị kinh tế. Một xu thế khác có lẽ tiến bộ hơn, hiệu quả hơn đó là q trình phục hồi tổng hợp, trồng cây theo băng, trồng nhiều loại cây, canh tác tổng hợp như các mơ hình SALT với các phương thức phục hồi trên, trong chừng mực nhất định ở các điều kiện sinh thái môi trường khác nhau, mỗi phương thức đã và sẽ tỏ rõ tính ưu việt của nó.

Việc quản lý đất bỏ hóa, phục hồi rừng trên quan điểm của nền nông nghiệp bền vững và phát triển là việc làm hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa làm cơ sở đề xuất chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp tại xã háng đồng, huyện bắc yên, tỉnh sơn la​ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)