Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa làm cơ sở đề xuất chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp tại xã háng đồng, huyện bắc yên, tỉnh sơn la​ (Trang 42 - 46)

2.2 .Giới hạn nghiên cứu

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc, tập quán và lao động

Theo số liệu thống kê của UBND xã Háng Đồng, tổng nhân khẩu trong xã Háng Đồng 2.509 nhân khẩu trong đó: Dân tộc Hmơng chiếm 100%; mật độ dân số 35 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số trung bình năm là 1,5% bao gồm tăng dân số tự nhiên và cơ học. Tập quán sản xuất nông nghiệp là chuyên canh lúa nước. Dân số tồn xã cũng đóng góp vai trị khơng kém phần quan trọng đối với quá trình bảo vệ rừng trong khu vực nghiên cứu. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán canh tác và phương thức sử dụng đất khác nhau. Chính sự khác nhau đó đã tạo nên sự khác biệt trong quá trình tác động tới tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu. Bởi vậy, cần có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế và tham gia phát triển bền vững, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Dân số trong độ tuổi lao động của xã có 1.367 người, chiếm 60% tổng dân số của xã, trong đó đều là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

3.2.2. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp

3.2.2.1. Về trồng trọt

Đây là ngành mang lại thu nhập chính cho người dân. Trong những năm gần đây, nhờ các chương trình khuyến nơng ngành trồng trọt của xã đó có sự chuyển biến tích cực với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như đưa nhiều loại giống mới vào sản xuất có hiệu quả kinh tế cao thay thế các loại giống cũ ở địa phương như: Lúa Lai, cây ăn quả, Sắn,.... Năm 2011 diện tích gieo trồng 6 tháng đầu năm đạt 443,63ha trong đó: cây ngơ là 34.93ha, diện

tích cây Sắn và Dong riềng là 29,50ha, lúa nương là 278,57ha, lúa nước là 70,63ha.

3.2.2.2. Ngành chăn nuôi

Những năm gần đây ngành chăn ni đó được đồng bào chú trọng hơn do hiệu quả kinh tế của nó mang lại. Số lượng đàn gia súc, gia cầm cụ thể như sau:

Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2011: Trong đó Đàn trâu: 390con, Đàn bị: 464 con, Đàn lợn: 1.132 con, Đàn dê: 642 con, Ngựa: 194 con, Gia cầm: 2749 con.

Do diện tích đất trống hạn chế nên việc chăn ni chủ yếu hộ gia đình. Phần lớn Trâu, Bò được chăn thả ở các bãi cỏ ven rừng, tối đưa về chuồng trại. Tuy nhiên, việc chăn nuôi chỉ diễn ra và dừng lại ở hình thức hộ gia đình và mang tính tự phát là chính. Bởi vậy, rất cần phải có những mơ hình nơng lâm kết hợp, những diện tích dành cho quy hoạch vùng chăn thả gia súc cho nhân dân, đặc biệt cho thôn Háng Đồng B để giảm các áp lực bất lợi tác động tới hồn cảnh tự nhiên của rừng từ loại hình chăn ni tự phát này.

3.2.2.3. Về lâm nghiệp

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp của xã trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào công tác khoanh nuôi bảo vệ diện tích rừng hiện cịn, trồng rừng theo các dự án. Tài nguyên rừng của xã hiện còn 7.130 ha, bao gồm rừng đặc dụng với diện tích 6.327,01 ha (chiếm 89% đất lâm nghiệp) và rừng phòng hộ với 802,99 ha (chiếm 11% đất lâm nghiệp). Trong năm 2010 trên địa bàn xã đang có các dự án đang triển khai như dự án 30a của Chính phủ, dự án khoanh ni bảo vệ rừng theo Quyết định 380 của Chính phủ. Những diện tích đã đưa vào khoanh ni ở bản Háng Đồng là 480,9ha. Diện tích rừng đó được giao khốn đến từng hộ gia đình, các tổ chức đồn thể, cộng đồng để quản lý.

3.2.2.4. Thuỷ sản

Diện tích ni trồng thuỷ sản của xã năm 2010 có 2 ha, chủ yếu là các ao hồ nhỏ nằm rải rác trong các khu dân cư.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

Trụ sở UBND xã: Trụ sở UBND xã hiện nay nằm tại bản Háng Đồng B có cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng với diện tích khn viên khoảng 200m2 .Trong thời gian tới cần xây mới đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành.

Trạm y tế xã: Được xây dựng tại khu vực trung tâm xã. Hiện tại trạm có 1 nhà cấp 4 để khám và chữa bệnh với 4 giường bệnh. Hiện nay trạm có 5 cán bộ y tế gồm 2 y sỹ, 1 y tá, 1 hộ sinh và 1 cán bộ khác. Nhìn chung cơ sở vật chất của trạm còn thiếu chưa đảm bảo theo nhu cầu của địa phương. Hiện tại trạm chưa đạt chuẩn quốc gia.

Trường học: Trong xã có 3 bậc học là mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Các trường đều được xây dựng tại khu vực trung tâm xã, cơ sở hạ tầng còn thiếu, các lớp học hiện là các dãy nhà cấp 4. Hiện tại xã có tổng số 39 giáo viên, trong đó đại học 5 người và 34 là trung cấp, cao đẳng.

Nhà ở: Theo số liệu điều tra nhà ở năm 2010, trên địa bàn xã có 277 nhà, trong đó:Nhà kiên cố và bán kiên cố: 56 nhà. Nhà tạm: 221 nhà.

Hiện trạng hệ thống giao thơng trên địa bàn xã gồm có: Tuyến đường huyện: Bao gồm 4 tuyến đường với tổng chiều dài là 17km, hiện tại các tuyến đều là đường bê tơng, trong đó hầu hết khơng đảm bảo chất lượng, mặt đường nhỏ cần được nâng cấp theo tiêu chuẩn. Đường liên xã: Gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 26 km, hiện đều là đường đất. Đường trục bản, liên bản: Gồm 6 tuyến thuộc 6 bản với tồng độ dài 16,5 km. Hiện tại đều là đường đất với chiều rộng mặt đường 1- 2 m, nền đường 1,5 - 3 m. Lưu thơng trên đường có nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa.

Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi: Trên địa bàn xã hiện có 6 cơng trình thuỷ lợi với 32 km kênh mương, trong đó có 2 cơng trình thuộc bản Háng Bla được xây dựng kiên cố, cịn lại chưa cứng hóa. Các cơng trình thuỷ lợi của xã về cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên do các cơng trình ớt được tu sửa bảo dưỡng hoặc bằng đất nên mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% công suất theo thiết kế. Để đáp ứng yêu cầu cần sửa chữa, nâng cấp các cơng trình, đặc biệt

là các tuyến kênh mương

Hiện trạng hệ thống điện: Hiện nay trên địa bàn xó đang xây dựng hệ thống điện gồm đường dây 35KV và 3 trạm biến áp, dự kiến cấp điện cho 4 bản Háng Bla, Chống Tra, Háng Đồng A, Háng Đồng B. Hiện tại người dân chủ yếu sử dụng máy thủy điện nhỏ phục vụ nhu cầu hàng ngày. Tồn xó hiện có 205 máy thủy điện nhỏ.

Hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt: Hiện nay trên địa bàn xã có 5 bản có cơng trình cấp nước sinh hoạt do các chương trình, dự án xây dựng như dự án giảm nghèo, chương trình 134, 135...., cịn lại bản Làng Sáng chưa có. Các cơng trình cấp nước hiện nay chưa đảm bảo nhu cầu dùng nước vì vậy cần được nâng cấp, sửa chữa để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trong những năm tới.

Tóm lại, Dân trong địa bàn chủ yếu sống theo hình thức canh tác nương rẫy. Kỹ thuật canh tác ở đây là phát, đốt, dọn toàn diện, chọc lỗ bỏ hạt và đợi thu hoạch. Đây là phương thức canh tác hoàn toàn dựa vào độ phì của đất và điều kiện tự nhiên. Nhóm đồng bào dân tộc H’Mơng tập qn sinh hoạt gắn liền với hoạt động du canh, du cư. Do ít tiếp xúc với bên ngồi, nên số người H’mơng biết tiếng phổ thơng vẫn cịn ít, giao tiếp kém, trẻ em ít được đi học, dân trí thấp, ít ruộng lúa nước, nương rẫy là chính. Canh tác trên nương rẫy dựa vào đất rừng vốn có khơng có sự bù đắp chất dinh dưỡng. Vì vậy, đất bỏ hóa sau nương rẫy của đồng bào người H’mông tuy gần nguồn gieo giống, nhưng khả năng phục hồi rừng cịn khó khăn. Trước kia dân ít rừng nhiều, hoạt động du canh còn dễ dàng, ngày ngay dân số tăng, rừng ít nên hoạt động đó trở nên rất khó khăn. Do vậy cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tập quán của người dân có ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình thối hóa đất và khả năng phục hồi rừng trên đất bỏ hóa sau nương rẫy. Chính vì vậy, khi đề xuất các biện pháp phục hồi rừng không chỉ quan tâm đến vấn đề kỹ thuật thuần túy mà phải phù hợp với điều kiện xã hội.

Chương 4

KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Đặc điểm kiến thức bản địa trong canh tác nương rẫy và kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa làm cơ sở đề xuất chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp tại xã háng đồng, huyện bắc yên, tỉnh sơn la​ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)