Nghiên cứu nông lâm kết hợp và sử dụng đất dốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa làm cơ sở đề xuất chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp tại xã háng đồng, huyện bắc yên, tỉnh sơn la​ (Trang 26)

1.2. Ở Việt Nam

1.2.2. Nghiên cứu nông lâm kết hợp và sử dụng đất dốc

Trước thực trạng tài nguyên rừng đang ngày càng bị cạn kiệt, các hiện tượng thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên, việc du canh, đốt nương làm rẫy của đồng bào làm cho diện tích đất trống đồi núi trọc tăng lên một cách nhanh chóng. Trong mùa mưa, lượng mưa tập trung lớn bào mòn đất đai làm cho diện tích đất đai bị thái hóa ngày càng tăng lên. Ở những vùng lịng hồ như hồ Hịa Bình việc CTNR làm cho đất bị xói mịn đổ xuống vùng lịng hồ làm cho lịng hồ bị lấp nông dần ảnh hưởng không nhỏ đến trữ lượng nước của hồ và hoạt động của nhà máy thủy điện Hịa Bình.

Những thách thức trong việc sử dụng đất dốc ở nước ta đã được nhiều tác giả nghiên cứu để có thể đưa ra một giải pháp nhằm góp phần vào cải tiến việc canh tác đất dốc ở nước ta trong đó việc canh tác nương rẫy là hoạt động chủ yếu. Chuyển hướng giúp đồng bào ổn định an ninh lương thực, phát triển nơng lâm nghiệp bền vững.

Nhóm tác giả: Ngơ Đình Quế, Đinh Văn Quang, Đinh Thanh Giang (1997-1999) đã nghiên cứu xây dựng mơ hình ln canh rẫy nhằm rút ngắn thời gian bỏ hóa ở Tây Bắc. Các mơ hình thí nghiệm được xây dựng trên hệ thống canh tác nương rẫy của một số dân tộc vùng Tây Bắc chủ yếu là người Dao và người H’Mông, tiến hành từ năm 1997 - 1999. Các tác giả đã nghiên cứu đưa ra một số giải pháp trồng xen cây họ Đậu trên đất nương rẫy ở Hịa Bình và Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài cây họ đậu trồng xen như: Đậu Triều Ấn Độ, Cốt khí, Keo dậu, Keo Philippin đều phát huy tác

dụng bảo vệ và cải tạo đất, độ phì của đất tăng lên, năng suất các loài cây trồng như Lúa, Ngô đều cao hơn rất nhiều so với những nơi không trồng xen. Những nơi trồng cây họ đậu phủ kín sau 3 năm nâng cao độ phì của đất, hạn chế xói mịn, thời gian bỏ hóa được rút ngắn 2 - 3 năm so với bỏ hóa tự nhiên. Cịn trồng cây họ Đậu theo đường đồng mức trên nương rẫy đã nâng cao độ phì đất tăng năng suất cây trồng và kéo dài thời gian sử dụng đất. Đề tài đã đánh giá đề xuất một số loại cây trồng cụ thể trong đó người dân chỉ thích trồng cây Đậu Triều Ấn Độ vì chu kỳ của nó ngắn và cho năng suất cao, lá làm phân xanh và thức ăn cho gia súc, thân làm củi, hạt để ăn hoặc chăn nuôi (Cây trồng 18 tháng cho thu hoạch).

Các tác giả Trần Đức Hạnh, Văn Tất Tuyên, Phạm Văn Phê, Đoàn Văn Điểm, Nguyễn Thị Lan và Phan Tiến Dũng (1996) đã có nghiên cứu về nơng lâm kết hợp với vấn đề bảo vệ lịng hồ sơng Đà. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đề xuất một số loại cây trồng nông lâm nghiệp mà chưa đưa ra được giải pháp cụ thể trong điều kiện ở đó.

Việc chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH sẽ mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường sinh thái một cách lâu bền. Rừng NLKH cho sản phẩm đa dạng, năng suất cao và bền vững, nó góp phần vào giải quyết xung đột trong sử dụng đất dốc nhờ sự kết hợp giữa cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp một cách hài hòa, người dân tránh khỏi cái bẫy luẩn cuẩn của đói nghèo. Việc chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp sẽ chuyển từ khai thác bóc lột tự nhiên thành nền sản xuất có bồi bổ cho tự nhiên, từ nền sản xuất độc canh thành nền sản xuất đa canh. Do đó những kỹ thuật, kinh nghiệm chuyển hóa nương rẫy cần được nghiên cứu để áp dụng vào thực tế sản xuất nông lâm nghiệp hiện nay.

1.2.3. Nghiên cứu chuyển hóa nương rẫy thành rừng nơng lâm kết hợp

Chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH mới được chú ý ở nước ta trong một vài năm gần đây. Theo một số tác giả như Thái Phiên, Đỗ Đình Sâm, quan điểm chủ đạo nhất làm cơ sở cho việc chuyển hóa nương rẫy thành

Mơ hình sử dụng đất tổng hợp bền vững là mơ hình chủ yếu được xây dựng trên cơ sở những hệ thống định canh lâu bền bằng cách sử dụng đất, rừng, nước, khí hậu phù hợp để phát triển cây trồng vật nuôi hàng năm và lâu năm phục vụ được nhu cầu con người một cách ổn định, liên tục và lâu dài. Hệ canh tác bền vững đặc biệt coi trọng mối liên hệ tương quan giữa các vật sống như cây, con, thực vật và động vật với môi trường sống xung quanh của chúng nhằm đạt hiệu quả cao làm phong phú và bền vững hơn trong cuộc sống mà không gây hại và suy thối mơi trường thiên nhiên và xã hội của con người.

Trên thưc tế, nương rẫy là một phần không thể thiếu được trong sinh kế của nhiều cộng đồng vùng cao, nhưng để duy trì sự sống bền vững thì việc cải tiến nương rẫy thành hệ kinh tế sinh thái có tính ổn định và hiệu quả kinh tế cao hơn cũng được thừa nhận như một đòi hỏi tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển và tiến bộ xã hội. Quan điểm này được cụ thể hóa bởi những lý do chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH là: Canh tác nương rẫy ngày càng thiếu sức hấp dẫn về kinh tế, không phù hợp với xu hướng phát triển xã hội, bị đào thải bởi chính nó trong q trình canh tác. CTNR là một trong những ngun nhân làm mất rừng và suy thối mơi trường. Cơ hội cuối cùng tồn tại vốn là bản chất của thiên nhiên, nên việc kết hợp của nông nghiệp và lâm nghiệp là phù hợp với quy luật thiên nhiên. Tiến bộ của kỹ thuật cho phép lồng ghép nương rẫy và hệ canh tác NLKH.

Những lý do nêu ở trên đã nói lên sự cần thiết của việc chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH. Nương rẫy cần được cải tạo và biến đổi dần dần chứ không thể loại trừ ngày một ngày hai bằng các sắc lệnh của nhà quản lý hay bằng niềm tin hy vọng lớn lao của các nhà môi trường. Hàng loạt các sản phẩm của rừng NLKH có giá trị kinh tế cao, có thể trở thành hàng hóa, phù hợp với địa phương cần được coi trọng phát triển thông qua sử dụng đất hợp lý.

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật chuyển hóa rừng đang phục hồi và đất canh tác nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp theo hướng sử dụng rừng và dất rừng bền vững.

2.2.Giới hạn nghiên cứu

2.2.1. Giới hạn về khu vực và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các quần xã thực vật rừng bỏ hóa sau canh tác nương rẫy tại xã Háng Đồng,huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

2.2.2. Giới hạn về nội dung

Nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy trên địa bàn từ đó đề xuất một số biện pháp kĩ thuật chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:

2.3.1.Đặc điểm kiến thức bản địa trong canh tác nương rẫy và kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa

- Thực trạng canh tác nương rẫy và các loại hình canh tác nơng lâm kết hợp. - Nghiên cứu kiến thức bản địa trong canh tác

- Các kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa

2.3.2. Đặc điểm cấu trúc thực vật rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy

2.3.2.1. Phân loại trạng thái rừng

2.3.2.2.Đặc điểm cấu trúc QXTV rừng bỏ hóa 1-5 năm - Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ, độ tàn che.

-Một số quy luật kết cấu quần xã (Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3), phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn).

-Đặc điểm tái sinh rừng -Đặc điểm cây bụi thảm tươi

2.3.2.3.Đặc điểm cấu trúc QXTV rừng bỏ hóa 5- 10năm - Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ, độ tàn che.

-Một số quy luật kết cấu quần xã (Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3), phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn).

-Đặc điểm tái sinh rừng -Đặc điểm cây bụi thảm tươi

2.3.2.4.Đặc điểm cấu trúc QXTV rừng bỏ hóa trên 10năm - Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ, độ tàn che.

-Một số quy luật kết cấu quần xã (Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3), phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn).

-Đặc điểm tái sinh rừng -Đặc điểm cây bụi thảm tươi

2.3.3. Những sản phẩm phục vụ cho sinh kế của người dân từ TTV rừng bỏ hóa

- Các sản phẩm từ gỗ.

-Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.

2.3.4.Đề xuất một số biện pháp lâm sinh nhằm chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận

Rừng và hoàn cảnh là một thể thống nhất luôn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Rừng phát triển theo quy luật tự nhiên, vốn có phản ánh thơng qua đặc điểm cấu trúc bên trong quần thể. Con người tìm hiểu những quy luật đó để có những tác động thích hợp, làm cho rừng phát triển bền vững. Do những nhu cầu trước mắt, con người đã bỏ qua những quy luật tự nhiên, có những

tác động khơng đúng đắn dẫn đến cấu trúc rừng bị phá, hoàn cảnh rừng thay đổi. Từ đó làm thay đổi tất cả các thành phần bên trong rừng và ngoại cảnh bên ngoài. Đối với lâm phần đã bị phá vỡ, cần nghiên cứu tìm ra giải pháp phục hồi có hiệu quả.

Q trình bỏ hóa đất đai sau canh tác nương rẫy là quá trình phục hồi đất.Tuy nhiên nếu quá trình này khơng được chú trọng thì thời gian bỏ hóa kéo dài thì hiệu quả kinh tế giảm sút và khả năng phục hồi đất không đáng kể. Do áp lực về dân số ngày càng cao, đất đai lại không đáp ứng được nhu cầu về năng suất cây trồng, người dân lại chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy làm cho tài nguyên rừng và tài nguyên đất đai ngày càng cạn kiệt. Cần có những biện pháp tác động vào giai đoạn này để giúp quay vòng vốn đất nhanh hơn, đảm bảo cuộc sống cho người dân và khôi phục lại đa dạng sinh học

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1. Ngoại nghiệp

a. Phương pháp thu thập tài liệu cơ bản

Đề tài có kế thừa một số tư liệu sau:

- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng

- Tư liệu về điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội, dân số, lao động, thành phần dân tộc, tập quán canh tác.

- Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến canh tác nương rẫy và văn bản liên quan đến canh tác nương rẫy ở Việt Nam.

- Kinh nghiệm bỏ hóa của người dân.

b. Điều tra thực tế

* Phương pháp PRA

+ PRA phương pháp tiếp cận và cũng là phương pháp học hỏi cùng với người dân về đời sống và điều kiện nông thôn.

+ Kết hợp với khảo sát ngoài thực địa nhằm để thẩm định lại những tài liệu phỏng vấn và những tài liệu kế thừa.

Chọn điểm và hộ gia đình điều tra:

+ Chọn thơn điều tra: Trong xã chọn 3 bản đại diện đặc trưng và mỗi bản chọn 9 hộ để điều tra và sử dụng phương pháp phỏng vấn được ghi vào phiếu phỏng vấn. (Mẫu phiếu xem phụ lục 06).

+ Điều tra phỏng vấn các hộ gia đình bằng bảng câu hỏi mở, gồm các câu hỏi liên quan đến: Vấn đề xã hội của canh tác nương rẫy và NLKH, quy định của cộng đồng, làng xóm, phong tục tập quán…Các vấn đề kinh tế của hoạt động canh tác nương rẫy….. Những kiến thức bản địa có liên quan đến canh tác nương rẫy, kinh nghiệm quản lý bỏ hóa.

*Phương pháp điều tra hiện trường

-Phân chia các trạng thái rừng theo thời gian bỏ hóa khác nhau:

Tiến hành điều tra trạng thái QXTV rừng bỏ hóa. Việc thu thập số liệu tiến hành trên các ơ tiêu chuẩn. Ơ tiêu chuẩn được lập theo phương pháp điển hình, đại diện cho từng trạng thái rừng. Ô tiêu chuẩn có hình chữ nhật với diện tích là: 40m x 25m = 1000m2. Chiều dài của ô tiêu chuẩn đặt theo đường đồng mức, chiều rộng đặt vng góc với đường đồng mức.Tổng số ô tiêu chuẩn là 12 ô.

- Điều tra tầng cây cao

+Đo đường kính ngang ngực (D1.3, cm) từ 6 cm trở lên đối với tầng cây cao. D1.3 được đo bằng thước dây với độ chính xác đến mm, theo hai hướng Đơng Tây và Nam Bắc sau đó tính trị số bình qn.

+ Chiều cao thân cây vút ngọn (HVN, m) và chiều cao dưới cảnh (HDC, m) được đo bằng thước đo cao chuyên dùng đo cao với độ chính xác dến dm. HVN của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây, HDC được xác định từ gốc cây đến cành cây đầu tiên tham gia vào tầng tạo tán của cây rừng.

+Đường kính tán (DT, m) được đo bằng thước dây có độ chính xác đến dm, đo hình chiếu tán trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân, kết quả được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao.

-Xác định độ tàn che

+Xác định độ tàn che nhanh bằng cách cho điểm. -Điều tra cây tái sinh

Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ơ dạng bản, mỗi ơ diện tích 5m x 5m = 25m2. 01 ô ở trung tâm và 04 ơ ở 4 góc, thống kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu:

+ Xác định tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thu thập tiêu bản để giám định.

+Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào chia thành 4 cấp: H1 < 0,5m, H2: từ 0,5 – 0,1m, H3: từ 1-2 m, H4 > 2m.

+ Điều tra số lượng cây tái sinh qua đó xác định mật độ cây tái sinh. + Thành phần loài cây tái sinh.

+Chất lượng cây tái sinh: Được chia theo chất lượng là tốt, trung bình và xấu hoặc có triển vọng hay khơng có triển vọng. Cây tốt là cây có thân thẳng, lá mượt, khơng sâu bệnh. Cây xấu là cây thân cong queo, lá, ngọn phát triển cằn cỗi.

-Cây bụi thảm tươi: Điều tra trên ô dạng bản, với các chỉ tiêu: + Xác định tên lồi phổ thơng

+ Đo chiều cao bình qn bằng thước mét, tính cho cả ơ dạng bản. +Xác định độ che phủ.

2.4.2.2.Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp

a.Đặc điểm kiến thức bản địa trong canh tác nương rẫy và kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa

Từ các thơng tin thu thập được tiến hành phân tích các kiến thức bản địa trong canh tác nương rẫy và kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa.

b. Đặc điểm cấu trúc thực vật rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy

Số liệu đo đếm trước khi đưa vào phân tích được kiểm tra lại nhằm loại bỏ các số liệu nghi ngờ, khơng hợp lý do sai sót trong qua trình đo đếm. Sau đó nhập số liệu vào máy tính để phân tích và tính tốn dựa chủ yếu vào phần mền Excel.

*Phân loại trạng thái rừng

Khi đã có số liệu cần thiết trong từng ơ tiêu chuẩn, kết hợp tính tốn các chỉ tiêu như: Tổng tiết diện ngang (G=m2/ha), độ tàn che P, tiến hành phân chia trạng thái cho từng ô tiêu chuẩn (Theo Thơng tư số 34/2009/TT- BNNPTNT về Qui định tiêu chí xác định và phân loại rừng).

*Cấu trúc tổ thành.

Xác định tỷ lệ tổ thành loài cây trên cơ sở chỉ số IV% ( Important Value ) của Daniel Marmillod với công thức xác định như sau của Curtis Mc Intosh, 1951 (Dẫn theo Đào Công khanh, 1996)

Công thức: IV % = (N % + G%)/2 (2.1) Trong đó:

IV% là chỉ số mức độ quan trọng loài.

N% độ phong phú tương đối của lồi: được tính bằng cách lấy số cá thể của loài thứ i chia cho tổng số cá thể của tất cả các loài rồi nhân với 100%.

G% là tổng tiết diện ngang: được tính bằng cách lấy tổng tiết diện ngang của tất cả các cây đã điều tra rồi nhân với 100%.

Những lồi cây có IV% ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa làm cơ sở đề xuất chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp tại xã háng đồng, huyện bắc yên, tỉnh sơn la​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)