Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa làm cơ sở đề xuất chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp tại xã háng đồng, huyện bắc yên, tỉnh sơn la​ (Trang 44 - 46)

Trụ sở UBND xã: Trụ sở UBND xã hiện nay nằm tại bản Háng Đồng B có cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng với diện tích khuôn viên khoảng 200m2 .Trong thời gian tới cần xây mới đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành.

Trạm y tế xã: Được xây dựng tại khu vực trung tâm xã. Hiện tại trạm có 1 nhà cấp 4 để khám và chữa bệnh với 4 giường bệnh. Hiện nay trạm có 5 cán bộ y tế gồm 2 y sỹ, 1 y tá, 1 hộ sinh và 1 cán bộ khác. Nhìn chung cơ sở vật chất của trạm còn thiếu chưa đảm bảo theo nhu cầu của địa phương. Hiện tại trạm chưa đạt chuẩn quốc gia.

Trường học: Trong xã có 3 bậc học là mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Các trường đều được xây dựng tại khu vực trung tâm xã, cơ sở hạ tầng còn thiếu, các lớp học hiện là các dãy nhà cấp 4. Hiện tại xã có tổng số 39 giáo viên, trong đó đại học 5 người và 34 là trung cấp, cao đẳng.

Nhà ở: Theo số liệu điều tra nhà ở năm 2010, trên địa bàn xã có 277 nhà, trong đó:Nhà kiên cố và bán kiên cố: 56 nhà. Nhà tạm: 221 nhà.

Hiện trạng hệ thống giao thông trên địa bàn xã gồm có: Tuyến đường huyện: Bao gồm 4 tuyến đường với tổng chiều dài là 17km, hiện tại các tuyến đều là đường bê tông, trong đó hầu hết không đảm bảo chất lượng, mặt đường nhỏ cần được nâng cấp theo tiêu chuẩn. Đường liên xã: Gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 26 km, hiện đều là đường đất. Đường trục bản, liên bản: Gồm 6 tuyến thuộc 6 bản với tồng độ dài 16,5 km. Hiện tại đều là đường đất với chiều rộng mặt đường 1- 2 m, nền đường 1,5 - 3 m. Lưu thông trên đường có nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa.

Hiện trạng hệ thống thuỷ lợi: Trên địa bàn xã hiện có 6 công trình thuỷ lợi với 32 km kênh mương, trong đó có 2 công trình thuộc bản Háng Bla được xây dựng kiên cố, còn lại chưa cứng hóa. Các công trình thuỷ lợi của xã về cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên do các công trình ớt được tu sửa bảo dưỡng hoặc bằng đất nên mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% công suất theo thiết kế. Để đáp ứng yêu cầu cần sửa chữa, nâng cấp các công trình, đặc biệt

là các tuyến kênh mương

Hiện trạng hệ thống điện: Hiện nay trên địa bàn xó đang xây dựng hệ thống điện gồm đường dây 35KV và 3 trạm biến áp, dự kiến cấp điện cho 4 bản Háng Bla, Chống Tra, Háng Đồng A, Háng Đồng B. Hiện tại người dân chủ yếu sử dụng máy thủy điện nhỏ phục vụ nhu cầu hàng ngày. Toàn xó hiện có 205 máy thủy điện nhỏ.

Hiện trạng hệ thống cấp nước sinh hoạt: Hiện nay trên địa bàn xã có 5 bản có công trình cấp nước sinh hoạt do các chương trình, dự án xây dựng như dự án giảm nghèo, chương trình 134, 135...., còn lại bản Làng Sáng chưa có. Các công trình cấp nước hiện nay chưa đảm bảo nhu cầu dùng nước vì vậy cần được nâng cấp, sửa chữa để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng trong những năm tới.

Tóm lại, Dân trong địa bàn chủ yếu sống theo hình thức canh tác nương rẫy. Kỹ thuật canh tác ở đây là phát, đốt, dọn toàn diện, chọc lỗ bỏ hạt và đợi thu hoạch. Đây là phương thức canh tác hoàn toàn dựa vào độ phì của đất và điều kiện tự nhiên. Nhóm đồng bào dân tộc H’Mông tập quán sinh hoạt gắn liền với hoạt động du canh, du cư. Do ít tiếp xúc với bên ngoài, nên số người H’mông biết tiếng phổ thông vẫn còn ít, giao tiếp kém, trẻ em ít được đi học, dân trí thấp, ít ruộng lúa nước, nương rẫy là chính. Canh tác trên nương rẫy dựa vào đất rừng vốn có không có sự bù đắp chất dinh dưỡng. Vì vậy, đất bỏ hóa sau nương rẫy của đồng bào người H’mông tuy gần nguồn gieo giống, nhưng khả năng phục hồi rừng còn khó khăn. Trước kia dân ít rừng nhiều, hoạt động du canh còn dễ dàng, ngày ngay dân số tăng, rừng ít nên hoạt động đó trở nên rất khó khăn. Do vậy cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tập quán của người dân có ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình thoái hóa đất và khả năng phục hồi rừng trên đất bỏ hóa sau nương rẫy. Chính vì vậy, khi đề xuất các biện pháp phục hồi rừng không chỉ quan tâm đến vấn đề kỹ thuật thuần túy mà phải phù hợp với điều kiện xã hội.

Chương 4

KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Đặc điểm kiến thức bản địa trong canh tác nương rẫy và kinh nghiệm quản lý đất bỏ hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa làm cơ sở đề xuất chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp tại xã háng đồng, huyện bắc yên, tỉnh sơn la​ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)